Bí ẩn đằng sau khuôn mặt ngơ ngác của chú hải cẩu con đang thò đầu qua khe đá
May mà có người phát hiện ra không thì con hải cẩu sẽ còn bị mắc kẹt lâu hơn nữa.
St.Mary là một hòn đảo nằm ở bờ biển phía Đông Bắc nước Anh, đây là địa điểm hỗn hợp bao gồm các sân thể thao và kho bãi trong những năm cuối thời Hải quân Hoàng gia Anh đồn trú.
Đảo St.Mary là nơi sinh sống và nghỉ ngơi ưa thích của nhiều loài chim, hải cẩu, cua ẩn sĩ và sên biển. Trong số đó, hải cẩu xám là loài động vật được tìm thấy nhiều nhất ở trên hòn đảo này.
Hải cẩu là một nhóm của liên họ Chân vịt (Pinnipedia). Chúng được phân loại nhờ... tai: họ hải cẩu Phocidae không có tai (gồm báo biển, hải cẩu sư...) còn họ Otariidae có tai ngoài (gồm sư tử biển, voi biển...).
Cứ mỗi khi thủy triều rút là thời điểm từng đàn hải cẩu sẽ xuất hiện và chiếm đóng bãi đá dọc quanh đảo St.Mary.
Vì quá quen thuộc với sự hiện diện của hải cẩu mà người dân ở St. Mary đã có một trải nghiệm "dở khóc dở cười" với loài động vật này.
Khuôn mặt ngơ ngác của chú hải cẩu khiến không ai hiểu được tình trạng khó khăn của nó.
Hôm đó, khi đang tụ tập, vui chơi quanh bãi biển, người dân ở đây bỗng nhiên bị thu hút sự chú ý vào một chú hải cẩu con đang "ngổng" cái đầu lên từ một bãi đá, ngơ ngác nhìn dòng người qua lại.
Với đôi mắt to tròn, long lanh và khuôn mặt dễ thương bẩm sinh của hải cẩu, mọi người ai cũng nghĩ rằng sinh vật này như mọi khi đang tận hưởng khoảnh khắc "lười biếng" trên bãi đá mà thôi.
Sau khi để ý kỹ mọi người mới biết nó đang bị mắc kẹt sau các phiến đá.
Nhưng sự thật lại khác xa với những gì mọi người đang nghĩ, chú hải cẩu đáng thương không hề có một phút giây tận hưởng nào hết, mà thật ra đang bị mắc kẹt giữa các tảng đá, không thể nào tự di chuyển được.
Đám đông dần trở nên hoảng loạn, một người nhanh trí đã liên hệ với tổ chức Bảo vệ Hải cẩu St Mary để cầu cứu.
Không một chút chần chừ, những tình nguyện viên của tổ chức đã kịp thời xuất hiện và xác nhận tình trạng kẹt cứng của con hải cẩu gây nên khi cố gắng trèo qua các phiến đá.
Một người nhanh trí đã gọi tổ chức Bảo vệ Hải cẩu để giúp nó.
Không mất nhiều thời gian, những tình nguyện viên chuyên nghiệp đã gỡ chú hải cẩu ra khỏi hòn đá và đưa nó đến nơi an toàn. Con hải cẩu có vẻ không bị tổn thương gì đến cơ thể, sau khoảng thời gian nghỉ ngơi đã có thể hòa nhập trở lại với đại dương.
Con vật đáng thương sau đó được chăm sóc kỹ càng trước khi thả về biển.
Tổ chức Bảo vệ Hải vệ St Mary viết trên trang cá nhân facebook: "Thông thường khi bị mắc kẹt, hải cẩu vẫn có thể tìm cách thoát ra ngoài một cách dễ dàng. Tuy nhiên, chú hải cẩu bé này có lẽ vì còn non kinh nghiệm nên đã không thể nào tự giải quyết được, cũng may nhờ được mọi người thông báo nên chúng tôi đã kịp thời giúp đỡ nó".

Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết
Hiện tượng tiến hóa lặp lại đã giúp một loài chim cổ đại xuất hiện trở lại ở Ấn Độ Dương và sống sót đến ngày nay.

Loài rắn độc nhất Việt Nam: Cạp nong, cạp nia hay hổ mang chúa cũng không có "cửa"
Đây là loài rắn cực độc và có độc tính còn mạnh hơn những loài rắn độc như hổ mang chúa, cạp nong hay cạp nia...

Những điều thú vị về loài cá sấu
Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.

Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD
Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết: sắp tới, nhiều loài động vật, trong đó có chim Dẽ mỏ thìa được đưa vào danh sách các dự án bảo tồn với tổng trị giá viện trợ 3,3 triệu USD (2,4 triệu Euro).

11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh
Chó luôn được coi là người bạn thân thiết của con người vì vậy có thể bạn cho rằng bạn đã biết hết về loài chó. Tuy nhiên, sự thực không hẳn như vậy.

Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An
Do nhu cầu kinh tế, một số người dân sống trong vùng lòng hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã xây dựng ao thả một số loài cá bản địa và những thảm họa về môi trường bắt đầu xảy ra. Hiện thảm hoạ đáng kể nhất là từ loài cá Hoàng đế (ngư dân lò
