Bí ẩn dòng sông sâu nhất thế giới
Sông Congo chảy qua 10 nước, “cõng” 40 nhà máy thủy điện và đổ qua khu rừng lớn thứ 2 thế giới.
Sông Congo - dòng sông sâu nhất thế giới
Lượng nước khổng lồ
Sông Congo từng được gọi là sông Zaire từ năm 1971 – 1997, sau này được đặt theo tên nước Cộng hòa Congo ở Trung Phi. Sông có chiều dài 4.700km, là một trong những con sông có lưu vực và lưu lượng nước lớn nhất thế giới. Mỗi giây có tới hơn 35.000m3 nước đổ ra Đại Tây Dương, tương đương lượng nước của hơn 13 bể bơi tiêu chuẩn Olympic. Dòng sông sâu đến nỗi không có con số đo đạc chính xác. Đây là một con sông có tiềm năng thủy điện lớn nhất ở châu Phi. Các nhà khoa học tính toán rằng toàn bộ lưu vực sông Congo chiếm 30% tiềm năng thủy điện trên thế giới. Tiềm năng này có thể cung cấp đủ lượng điện cho tất cả những khu vực hạ Sahara.
Có 2 dòng sông Congo
Vùng thượng nguồn sông có chiều dài 4.023km, cấu thành một trong những dòng sông lười nhất thế giới, mềm mại chảy qua Trung Phi. Dòng chảy của sông rất ổn định. Do sông dài nên luôn có mùa mưa quanh năm ở bất cứ vùng nào dọc lưu vực sông. Sông chảy qua tổng cộng 10 nước. Congo còn đổ qua một khu rừng nhiệt đới rất lớn, đây là khu rừng lớn nhất châu Phi và lớn thứ 2 thế giới chỉ sau rừng Amazon.
Sông Congo là con sông sâu nhất thế giới, có những đoạn sâu 228m.
2 thủ đô gần nhau
Cho tới nửa triệu năm trước đây, sông Congo đổ ra một hồ lớn cách đại dương 362km. Hai bên bờ sông là thủ đô Kinshasa và Brazzaville của 2 nước chia cắt bởi dòng sông. Đây là 2 thủ đô gần nhau nhất trên thế giới, không tính Rome và Vatican. Từ khúc này, sông Congo chảy với tốc độ rất nhanh về phía biển.
Không có đồng bằng
Hầu hết các dòng sông trên thế giới đều tạo ra những vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ. Tuy nhiên, sông Congo đổ ra Đại Tây Dương qua một kênh hẹp, có những đoạn sâu hơn 228m. Con sông này còn được biết đến với một hẻm núi dài 120km được mệnh danh là “Cánh cửa địa ngục”. Những khúc ghềnh cheo leo khó đoán khiến cả những tay chèo lão luyện nhất cũng khó lòng di chuyển được. Dòng chảy của sông còn tạo nên những con thác kỳ vĩ. Dọc sông có tới 40 nhà máy thủy điện hoạt động, trong đó lớn nhất là đập thủy điện thác Inga.
Sông có hệ sinh vật vô cùng độc đáo.
Dòng chảy nhanh có thể làm tăng tốc độ tiến hóa
Các nhà sinh học thích vùng hạ lưu sông Congo. Đây là nơi đầu tiên họ tìm thấy những cộng đồng sinh vật được chia cắt không phải bởi núi hay đại dương, mà bởi những dòng chảy của sông. Ở đoạn này, sông rộng chưa tới 1,6km, có những loài cá hoàn toàn mới đang phát triển. Đây là nơi có những loài sinh vật độc đáo hơn bất cứ nơi nào trên trái đất.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá
Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?
Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.

Ô nhiễm ánh sáng là gì? Cách giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng
Thực sự chưa bao giờ, người ta ý thức tới một mối nguy hiểm tiềm tàng khác đang "lớn dần", đó là sự ô nhiễm ánh sáng.
