Bí ẩn hai chú khủng long mắc kẹt trong hoá thạch sau cuộc chiến sinh tử làm đau đầu các nhà khoa học

Một khối hoá thạch 67 triệu năm tuổi, được biết đến với tên gọi "Dueling Dinosaurs", có chứa một chú T. Rex được bảo quản cực tốt bên cạnh những khúc xương của một chú Triceratops (khủng long ba sừng) cũng trong tình trạng tương tự.

Trong nhiều năm trời, hai bộ xương này đã được chuyển qua lại nhiều phòng thí nghiệm và nhà kho khi các chủ trang trại và các nhà cổ sinh vật học đấu đá pháp lý để giành quyền sở hữu. Hôm thứ ba vừa qua, cuộc chiến cuối cùng cũng đi đến hồi kết: tổ chức phi lợi nhuận Friends of the North Carolina Museum of Natural Sciences đã mua lại hai chú khủng long với giá 6 triệu USD. Khối hoá thạch nặng 13,6 tấn sẽ sớm được đưa đến bảo tàng ở Raleigh, nơi dự kiến sẽ bắt đầu chuẩn bị cho một cuộc triển lãm Dueling Dinosaurs vào tháng 5/2021.

Cuộc triển lãm này, có thể chính thức mở cửa cho công chúng vào năm 2022, sẽ cho phép người ghé thăm bảo tàng xem các nhà cổ sinh vật học tại đây nghiên cứu chi tiết khối hoá thạch, loại bỏ lớp đá xung quanh để phân tích xương và bất kỳ mô mềm nào còn sót lại.

"Sẽ có hàng ngàn nghiên cứu được tiến hành trên những hoá thạch này" - Tyler Lyson, một nhà cổ sinh vật họ tại Bảo tàng Khoa học và Tự nhiên Denver cho biết.

Các nhà nghiên cứu hi vọng sẽ tìm ra được những chú khủng long kia đã chết ra sao

Bí ẩn hai chú khủng long mắc kẹt trong hoá thạch sau cuộc chiến sinh tử làm đau đầu các nhà khoa học
Một trong hai hoá thạch "Dueling Dinosaurs".

Khối hoá thạch Duealing Dinosaurs được đặt tên theo giả thuyết hợp lý nhất về chúng: xét khoảng cách giữa hai bộ xương, các nhà nghiên cứu đoán rằng bộ đôi khủng long có lẽ đã chết khi đang đánh nhau. Một số mẩu răng của chú T. Rex thậm chí cắm vào xương của chú Triceratops, càng cho thấy tính hợp lý của giả thuyết.

Nhưng cũng có một số lời giải thích khác - ví dụ, có lẽ chú T. Rex kia đã phát hiện ra chú Triceratops đã chết và quyết định ăn thịt chú ta.

"Đây là một vụ án mạng bí ẩn xảy ra từ 67 triệu năm trước" - Lindsay Zanno, trưởng nhóm cổ sinh vật học của bảo tàng cho biết. "Đây là thứ khiến các nhà cổ sinh vật học thèm nhỏ dãi".

Để vén màn bí ẩn, nhóm nghiên cứu của bảo tàng đã xin giấy phép ghé thăm di chỉ ở Montana, nơi các thợ săn hoá thạch lần đầu đào được hai chú khủng long. Tại đó, họ đã tìm kiếm các manh mối có thể ván màn thời điểm từng sinh vật chết đi và chúng được bảo quản như thế nào.

Quay lại bảo tàng, các nhà nghiên cứu sẽ tìm hiểu kỹ hơn về hoá thạch để xem liệu cả hai bộ xương có cho thấy những dấu hiệu tổn thương do đánh nhau mà ra hay không.

Hơn một thập kỷ kiện tụng

Bí ẩn hai chú khủng long mắc kẹt trong hoá thạch sau cuộc chiến sinh tử làm đau đầu các nhà khoa học
Hàm và hộp sọ của chú T. Rex.

Hoá thạch Dueling Dinosaurs được phát hiện vào năm 2006 tại một trang trại ở Montana do Lige và Mary Ann Murray sở hữu. Vào thời điểm đó, thợ săn hoá thạch Clayton Phipps và nhóm của anh đang khảo sát trang trại trong khi người họ hàng của anh, Chad O’Connor, lần theo dấu vết các mảnh xương và tìm thấy một khung xương chậu của chú Triceratops nằm trên một ngọn đồi. Sau vài tháng đào đất, nhóm này đã khai quật được hai bộ xương Triceratops và T. Rex gần như nguyên vẹn.

Về mặt pháp lý, nhà Murray sở hữu khối hoá thạch bởi chúng được phát hiện ra trên đất của họ. Nhóm săn hoá thạch của Phipps đã lưu giữ các bộ xương trong một phòng thí nghiệm tư nhân. Họ dành nhiều năm tìm cách thuyết phục các bảo tàng mua lại chúng, nhưng không tìm được bất kỳ ai chịu bỏ ra số tiền vượt quá giá trị tối thiểu của hoá thạch. Vào năm 2016, hai bộ xương khủng long này lọt vào tầm ngắm của Bảo tàng Khoa học Tự nhiên North Carolina và những nhà tài trợ của họ.

Quá trình thương lượng đã diễn ra cho đến khi các đối tác kinh doanh trước đây của nhà Murray nghe phong phanh về khối hoá thạch và đâm đơn kiện, cáo buộc rằng họ cũng có quyền sở hữu đối với hai bộ xương bởi họ vẫn còn nắm một số quyền liên quan khoáng thạch tại trang trại.

Vào tháng 6, sau nhiều vụ kiện và kháng cáo, một phán quyết được đưa ra nghiêng về phía nhà Murray, cho phép vụ buôn bán được tiếp tục.

Phipps cho biết anh tự hào rằng phát hiện của mình cuối cùng cũng sẽ được công khai cho mọi người chiêm ngưỡng.

"Một ngày nào đó, tôi muốn đưa cháu mình đến và nói: "Này, ông nội mấy đứa đã tìm thấy lũ khủng long kia đấy" - anh nói. "Mọi người sẽ được ngắm chúng mãi mãi. Đó là điều tôi luôn mong muốn".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện đền thờ nữ thần sắc đẹp 2.500 năm tuổi

Phát hiện đền thờ nữ thần sắc đẹp 2.500 năm tuổi

Một nhóm các nhà khảo cổ học phát hiện dấu tích của một ngôi đền thờ nữ thần sắc đẹp Aphrodite 2.500 năm tuổi trên bán đảo Urla-Cesme ở miền tây Thổ Nhĩ Kỳ.

Đăng ngày: 06/01/2021
Đào đường đặt cáp, tìm ra hàng loạt kho báu, thị trấn cổ

Đào đường đặt cáp, tìm ra hàng loạt kho báu, thị trấn cổ

Công trình đào đường đặt cáp cho một trang trại điện gió ở Anh đã biến thành công trình khảo cổ vĩ đại bởi chạm trán với hàng loạt kho báu khảo cổ từ thời La Mã và đồ sắt.

Đăng ngày: 05/01/2021
Khai quật đồng xu Trung Quốc thời Trung cổ ở… Vương quốc Anh

Khai quật đồng xu Trung Quốc thời Trung cổ ở… Vương quốc Anh

Một đồng xu Trung Quốc phát hành trong thời Trung cổ đã được phát hiện ở Vương quốc Anh.

Đăng ngày: 05/01/2021
Nhặt chậu đất, tìm ra kho báu:

Nhặt chậu đất, tìm ra kho báu: "Cung điện mộ cổ" của hoàng đế 1.800 tuổi

Một vật dụng bằng gốm giống như chiếc chậu giúp các nhà khoa học Trung Quốc xác định được khu vực kỳ lạ gồm 100 mộ cổ họ khai quật được là một kho báu khảo cổ ngoài sức tưởng tượng.

Đăng ngày: 04/01/2021
Tìm thấy cây đinh đã từng đóng vào người Chúa Jesus trong buổi hành hình?

Tìm thấy cây đinh đã từng đóng vào người Chúa Jesus trong buổi hành hình?

Các nhà khảo cổ vừa tìm thấy một cây đinh rỉ sét dài 15cm có niên đại từ khoảng năm 260 - 416 sau công nguyên, và cổ vật này được cho là cây đinh này đã đóng lên người Chúa Jesus khi Người bị hành hình.

Đăng ngày: 01/01/2021
Băng vĩnh cửu tan để lộ xác tê giác còn nguyên ruột

Băng vĩnh cửu tan để lộ xác tê giác còn nguyên ruột

Xác một con tê giác lông mượt trong băng vĩnh cửu ở vùng đông bắc Yakutia được tìm thấy với nhiều cơ quan nội tạng còn nguyên vẹn.

Đăng ngày: 31/12/2020
Khủng long ăn cỏ có ăn cỏ thật không?

Khủng long ăn cỏ có ăn cỏ thật không?

Khủng long ăn cỏ là tên gọi đại diện cho những loài khủng long ăn thực vật. \

Đăng ngày: 31/12/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News