Bí ẩn ngôi làng đang chìm dần xuống biển

Sự xói mòn gây ra bởi những con sóng, cùng với sự dâng lên của nước biển đã nhấn chìm 300 hecta đất tại Bedono, một ngôi làng trên đảo Java, Indonesia.

Sinh kế thay đổi

Thuyền máy chạy chậm dọc theo một con kênh chạy giữa rừng ngập mặn ở làng Bedono, vốn là một khu du lịch sinh thái ở bờ biển phía Bắc của đảo Java, Indonesia. Từ rừng cây ngập mặn này, có thể nhìn thấy tàn tích của những ngôi nhà bị bỏ hoang và bị ngập một phần.

“Khu vực mà giờ đang là rừng ngập mặn này, trước đây đã từng là một khu dân cư” – hướng dẫn viên du lịch Aryo Rifai giới thiệu.

Bí ẩn ngôi làng đang chìm dần xuống biển
 Một ngôi nhà bị chìm phân nửa dưới nước biển ở làng Bedono, đảo Java, Indonesia.

Khi lái chiếc thuyền máy đi qua khung cảnh kỳ lạ, ông Rifai giải thích rằng, sự xói mòn gây ra bởi những con sóng bắt đầu làm suy yếu Bedono vào những năm 1990, đánh chìm ba ấp: Senik, Tambaksari và Mondoliko. Đến nay, khoảng 300 hecta đất trong làng đang chìm dưới nước. Đường bờ biển cũng đã bị lùi 5km vào đất liền.

Hơn 500 gia đình đã buộc phải sơ tán đến các khu vực an toàn hơn. Một dải đất nông nghiệp màu mỡ đã bị thay thế bằng những cánh rừng ngập mặn.

“Người dân ở đây chưa bao giờ dám nghĩ rằng, sự thịnh vượng của họ sẽ biến mất vì xói mòn”, ông Rifai, 51 tuổi, chỉ ra một nhà thờ Hồi giáo có phần móng đã bị nhấn chìm trong nước, các bức tường của nó u tối và buồn tẻ. Cò, loài sinh vật đặc hữu và được bảo vệ ở khu rừng này, đậu trên các cành cây, quan sát chúng tôi.

Rifai đưa chúng tôi đến một khu vực, nơi từng có trại cá, các khu nhà ở công cộng và khu định cư. Ông từng làm việc tại một trong những trang trại của gia đình, trước khi chuyển sang nghề lái thuyền và hướng dẫn viên du lịch vào thời điểm khu vực bị nhấn chìm bởi nước biển.

Bí ẩn ngôi làng đang chìm dần xuống biển
Người dân câu cá trên những khối bê tông vốn đã từng là phần chóp của chiếc cầu gần làng Bedono.

“Trước đây, nơi này là một cái hồ nước”, ông nói, chỉ vào mặt nước, “Bây giờ, nó đã biến mất, hòa mình cùng biển cả”.

Một số người đang câu cá trên các tấm bê tông tạo thành một phần của cây cầu. Một ngôi nhà nhỏ được bao quanh bởi nước biển, được bảo vệ bởi một đê chắn sóng, hóa ra là một ngôi mộ.

Bí ẩn ngôi làng đang chìm dần xuống biển
 Mộ của Abdullah Mudzakir bị bao quanh bởi biển cả.

“Tất cả mọi thứ đã bị phá hủy bởi những con sóng, ngoại trừ mộ của Abdullah Mudzakir. Thật là lạ, phải không?”, ông Rifai ngậm ngùi.

Đa phần khách du lịch Hồi giáo đồng ý với điều đó. Họ hành hương đến ngôi mộ của Mudzakir, vốn là một người cao tuổi và giáo sĩ đáng kính trong khu vực. Ngôi mộ của ông và một số người khác ở gần đó là những thứ duy nhất không bị chìm, khiến một số người dân địa phương tin rằng, có những thế lực siêu nhiên liên quan.

Bí ẩn ngôi làng đang chìm dần xuống biển
Khách du lịch hành hương đến ngôi mộ của Mudzakir.

Hầu hết các thành phố ven biển sẽ bị nhấn chìm?

Xói mòn nghiêm trọng xảy ra ở hầu hết các khu vực ven biển ở Indonesia, một quốc gia có hơn 17.000 hòn đảo. Tình trạng này xảy ra a bởi các yếu tố khác nhau, bao gồm mực nước biển tăng do biến đổi khí hậu toàn cầu, việc chuyển đổi rừng ngập mặn sang trang trại nuôi cá, sụt lún đất do quá tải các tòa nhà và khai thác nước ngầm quá mức, cải tạo đất và xây dựng cơ sở hạ tầng nhô ra biển.

Như ở Bedono, thiệt hại về môi trường xảy ra từ những năm 1990, khi dân làng bắt đầu chuyển đổi ruộng lúa và rừng ngập mặn sang trang trại nuôi cá. Họ nuôi cá con được thu hoạch hai lần một năm và dân làng tiếp tục xóa bỏ rừng ngập mặn để có thể nuôi nhiều cá hơn.

Bí ẩn ngôi làng đang chìm dần xuống biển
 Cô bé Icha Fahesya Della, 9 tuổi, đứng trong ngôi nhà của mình ở Bedono, vốn cũng đang chìm dần dưới làn nước.

Chính phủ cố gắng làm chậm quá trình xói mòn bằng cách trồng các cánh rừng ngập mặn, đồng thời xây dựng hàng rào ven biển bằng tre và bê tông. Tuy nhiên, các nhà khoa học cảnh báo, mối đe dọa vẫn hiện hữu và có thể gia tăng.

Viện Khoa học Indonesia dự báo, tới năm 2050, mực nước biển sẽ tăng 25 – 50cm, và tới năm 2100, hầu hết thành phố ven biển ở Indonesia sẽ bị nhấn chìm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bom mưa trút nước ồ ạt trên mặt hồ Hungary

Bom mưa trút nước ồ ạt trên mặt hồ Hungary

Bom mưa dữ dội xuất hiện kèm theo cầu vồng ở Balaton, hồ nước ngọt lớn nhất vùng Trung Âu tại hạt Veszprem, Hungary, hôm 16/8.

Đăng ngày: 21/08/2019
Khám phá hòn đảo lớn nhất thế giới Tổng thống Trump muốn Mỹ mua

Khám phá hòn đảo lớn nhất thế giới Tổng thống Trump muốn Mỹ mua

Greenland được Đan Mạch trao quyền tự trị vào năm 1979, và quyền tự chủ của hòn đảo ngày càng lớn hơn sau cuộc trưng cầu dân ý năm 2008.

Đăng ngày: 21/08/2019
Bắc Cực bùng cháy, đe dọa mở nắp

Bắc Cực bùng cháy, đe dọa mở nắp "mộ băng" cổ đầy khí độc

Bên dưới Bắc Cực có tầng đất sâu chứa nhiều sinh vật cổ đại chưa phân hủy, bị giam hãm dưới băng vĩnh cửu. Sẽ là thảm họa nếu mộ băng vô tình bị mở bởi cháy rừng.

Đăng ngày: 20/08/2019
Mùa hè này ở Bắc Cực cũng chẳng khác gì Sài Gòn, nhiệt độ cao nhất lên tới 34,8 độ C

Mùa hè này ở Bắc Cực cũng chẳng khác gì Sài Gòn, nhiệt độ cao nhất lên tới 34,8 độ C

Nói cách khác, bạn có thể dạo chơi ở Bắc Cực với một chiếc quần short và áo phông. Nhưng tiếc là đó chẳng phải tin mừng đâu

Đăng ngày: 19/08/2019
Các đám mây bụi Sahara

Các đám mây bụi Sahara "làm dịu" các cơn bão ở Đại Tây Dương

Các đám mây bụi ngăn chặn đáng kể quá trình hình thành và mạnh lên của các cơn lốc xoáy nhiệt đới, bởi chúng tạo ra bầu không khí đối lập với sự hiện diện của không khí nóng và khô.

Đăng ngày: 19/08/2019
Giải pháp

Giải pháp "trị" rác nhựa bằng cây xương rồng

Một nhà nghiên cứu Mexico đã tìm ra công thức phát triển chất liệu bao gói mới từ cây xương rồng. Sáng kiến này gợi mở một giải pháp hứa hẹn nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng rác thải nhựa đau đầu hiện nay trên toàn cầu.

Đăng ngày: 18/08/2019
Bill Gates ủng hộ 3 triệu USD cho dự án... che Mặt trời để chống nóng cho Trái đất

Bill Gates ủng hộ 3 triệu USD cho dự án... che Mặt trời để chống nóng cho Trái đất

Có vẻ như tỷ phú Bill Gates chưa bao giờ thôi nghĩ về những điều lớn lao và vượt ngoài tầm hiểu biết của con người.

Đăng ngày: 17/08/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News