Bí ẩn những kim tự tháp bị lãng quên ở Sudan
Khu vực các kim tự tháp "bị lãng quên" của Nuri là thách thức với rất nhiều nhà thám hiểm kì cựu.
Ẩn mình giữa những kim tự tháp cổ đại như những gò mối lớn nhô ra khỏi bãi cát Nubian ở phía bắc Sudan, là một cầu thang dài 65 bậc dẫn đến một vũng nước đục ngầu. Cách duy nhất để vào phòng chôn cất ở dưới vũng đục ngầu ấy đó là ngâm mình và bơi qua một loạt các khoang bên trong ngập nước. Nhưng điều này không đủ để ngăn chặn các cuộc thám hiểm khảo cổ ở Nuri.
Khu vực các kim tự tháp ở Sudan.
Theo báo cáo của National Geographic, một nhóm các nhà khảo cổ học gần đây đã mạo hiểm vào một ngôi mộ chìm ở khu chôn cất hoàng gia cổ đại của Nuri, trở thành những người đầu tiên được nhìn thấy lăng mộ pharaoh trong ít nhất một thế kỷ.
Kim tự tháp hoàng gia và Nghĩa trang hoàng gia Nuri được tìm thấy ở phía bắc Sudan hiện đại, dọc theo phía tây của sông Nile. Có tới 80 kim tự tháp được xây dựng trong khoảng từ năm 650 đến 300 trước Công Nguyên.
Các kim tự tháp là nơi an nghỉ cuối cùng của tới 60 vị vua và hoàng hậu Kushite, người được gọi là pharaoh da đen của vương quốc Nubian, người tranh giành quyền lực chống lại các nước láng giềng Ai Cập.
Phòng chôn cất không phải lúc nào cũng ngập trong nước, mặc dù nó đã được chứng minh là một người bảo vệ tuyệt vời chống lại những kẻ cướp mộ trong hơn 100 năm qua.
Con đường xuống dưới ở khu kim tự tháp.
Thực tế, những ngôi mộ chỉ bị ngập trong những thập kỷ gần đây do nước ngầm từ sông Nile gần đó đang dâng lên do biến đổi khí hậu, thâm canh nông nghiệp và một con đập mới được xây dọc theo sông Nile.
Để có thể tiếp cận các khoang bên trong ngập nước, đội khai quật phải lặn xuống nước bằng vòi bơm oxy từ bề mặt. Đây được cho là lần đầu tiên khảo cổ học dưới nước được thực hiện ở Sudan.
"Có ba khoang với những trần nhà hình vòm tuyệt đẹp, có kích thước bằng một chiếc xe bus nhỏ, bạn đi trong một buồng sang bên cạnh, nó tối đen, bạn sẽ biết bạn đang ở trong một ngôi mộ nếu đèn pin của bạn không sáng. Và nó bắt đầu tiết lộ những bí mật được lưu giữ bên trong", Pearce Paul Creasman, nhà khảo cổ học tham gia mô tả.
Creasman nói thêm: "Các lễ vật bằng vàng vẫn còn nguyên ở đó, những bức tượng nhỏ bằng thủy tinh đã được dát vàng. Mặc dù trong khi nước phá hủy lớp kính bên dưới, vảy vàng nhỏ vẫn còn nguyên".

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm
Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.
