Bí ẩn những xác chết biết cười

Các nhà khoa học tin rằng họ đã tìm ra nguyên nhân khiến nhiều tử thi từ thời cổ đại trên một hòn đảo tại Italy nở nụ cười quái đản.

Trong kho tàng văn học Hy Lạp cổ đại, người ta thường nhắc tới những xác chết nở nụ cười quái đản trên đảo Sardinia thuộc Italy. Cụm từ “Sardonic grin” (tạm dịch là nụ cười nhạo báng của xác chết) luôn được dùng để miêu tả những tử thi như vậy. Từ “sardonic” bắt nguồn từ tên hòn đảo.

Ngày nay, trong phần lớn ngôn ngữ hiện đại của châu Âu, “Sardonic grin” vẫn được dùng để ám chỉ những người có kiểu cười kỳ dị. Trong nhiều thập kỷ qua giới khoa học rất muốn vén bức màn bí ẩn xung quanh những tử thi biết cười, song chưa có nghiên cứu nào được cho là đáng thuyết phục. Nhưng mới đây một số chuyên gia của Đại học Cagliari (Italy) tuyên bố họ đã tìm ra lời giải. 

Bí ẩn những xác chết biết cười

Loài cây Oenanthe lachenalii. Ảnh: Wikimedia.org

Cần nước hình ống (Oenanthe lachenalii) là loài cây khá phổ biến trên đảo Sardinia. Nhóm chuyên gia của Đại học Cagliari (Italy) phát hiện ra rằng, trong cây có vài hợp chất hóa học có khả năng khiến các bó cơ trên khuôn mặt co rút, tạo nên nụ cười nhăn nhở.

“Phát hiện của chúng tôi củng cố nhận định của nhiều nhà nhân chủng học: Người cổ đại trên đảo Sardinia bôi nhựa cây cần nước lên thi thể trước khi chôn”, Mauro Ballero, một nhà thực vật học của Đại học Cagliari, phát biểu.

Trước thời La Mã cổ đại, người ta thường tổ chức nghi lễ giết những người già vì cho rằng họ là gánh nặng của xã hội. Cây cần nước hình ống luôn được sử dụng trong những nghi lễ ấy.

“Theo nhiều sử gia ở thời cổ đại, những người già không có khả năng tự nuôi sống bản thân thường bị đầu độc bằng cây cần nước hình ống. Sau đó các thành viên khác trong cộng đồng ném họ xuống vách đá hoặc đánh họ đến chết. Những hóa chất trong cây cần nước hình ống khiến cơ mặt co rút, tạo ra nụ cười kỳ quái”, nhóm nghiên cứu cho biết.

Thi hào Homer của Hy Lạp là người đầu tiên sử dụng từ “sardinic” sau khi biết người Punic sống trên đảo Sardinia đã buộc tội phạm, tù binh hoặc người già uống thuốc độc từ cây cần nước hình ống để giết họ. “Người Punic tin rằng cái chết là sự khởi đầu của cuộc sống mới. Vì thế mà tử thi phải nở nụ cười để bày tỏ sự vui sướng”, tiến sĩ Ballero giải thích.

Cây cần nước hình ống có mối quan hệ họ hàng xa với cà rốt và cây củ cần nhưng có hàm lượng chất độc rất lớn trong thân và lá. Kết quả nghiên cứu trên có thể dẫn tới nhiều ứng dụng trong y học hiện đại. Các đặc tính của cây cần nước hình ống có thể làm giãn cơ của những người bị liệt cơ mặt.

“Tin tốt là các công ty dược phẩm có thể buộc những phân tử trong cây cần nước hình ống làm theo ý muốn của họ”, Ballero bình luận.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sóng nhiệt mùa hè tiết lộ một vòng tròn 5.000 năm tuổi ở Ireland

Sóng nhiệt mùa hè tiết lộ một vòng tròn 5.000 năm tuổi ở Ireland

Một đợt hạn hán ở Ireland có lẽ đã khiến hoa màu khô héo, nhưng nó cũng mang lại một điểm tích cực, ít nhất là với các nhà sử học.

Đăng ngày: 23/07/2018
Xưởng gốm lâu đời nhất thời Cổ Vương quốc Ai Cập

Xưởng gốm lâu đời nhất thời Cổ Vương quốc Ai Cập

Xưởng gốm có niên đại cách đây khoảng 4.500 năm được giới khảo cổ phát hiện trong quá trình tu bổ đền Kom Ombo.

Đăng ngày: 23/07/2018
Giả thuyết phụ nữ cuồng loạn vì thiếu sex trong giấy cói cổ

Giả thuyết phụ nữ cuồng loạn vì thiếu sex trong giấy cói cổ

Các nhà khoa học giải mã bí ẩn cuộn giấy cói cổ có niên đại 2.000 năm trong bộ sưu tập của Đại học Basel, Thụy Sĩ, theo Live Science.

Đăng ngày: 21/07/2018
Giật mình chuyện tấn công tình dục thời Ai Cập cổ đại

Giật mình chuyện tấn công tình dục thời Ai Cập cổ đại

Mảnh giấy cói 3.000 năm tuổi của người Ai Cập cổ đại mới được các chuyên gia tìm thấy là một phần của tài liệu có tên gọi Papyrus Salt 124.

Đăng ngày: 20/07/2018
Phát hiện hóa thạch khủng long bọc giáp đầu gai ở Mỹ

Phát hiện hóa thạch khủng long bọc giáp đầu gai ở Mỹ

Các nhà cổ sinh vật học tỏ ra bối rối khi lần đầu khai quật hóa thạch khủng long bọc giáp đầu đầy gai nhọn ở bang Utah, Mỹ, theo Live Science.

Đăng ngày: 20/07/2018
Ai Cập mở nắp quan tài đá cổ 2.000 năm

Ai Cập mở nắp quan tài đá cổ 2.000 năm

Chiếc quan tài đồ sộ màu đen bí ẩn không chứa xác Alexander Đại đế hay lời nguyền chết chóc như suy đoán trước đó.

Đăng ngày: 20/07/2018
Rắn non chết cứng trong nấm mộ hổ phách 99 triệu năm

Rắn non chết cứng trong nấm mộ hổ phách 99 triệu năm

Con rắn non bò ra khỏi vỏ cách đây 99 triệu năm ở Đông Nam Á không có cơ hội lớn lên. Thay vào đó, nó bị nhựa cây rơi trúng và cuối cùng chết cứng trong nấm mộ hổ phách.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News