Bí ẩn "quái cây đỏ rực" trồi lên giữa sa mạc, giá chỉ 130.000đ/kg nhưng có tiền cũng khó mua

Không phải xương rồng, cũng chẳng phải hoa chuối, đây là một loài thực vật kỳ lạ mang tên “tỏa dương”, sinh trưởng trên những vùng sa mạc khắc nghiệt. Chúng thuộc chi thực vật duy nhất trong họ Nấm Tỏa dương, nhưng không phải nấm thực sự.

Trên cây không có chất diệp lục nên chúng không có màu xanh quen thuộc mà mang màu nâu đỏ. Tuy nhiên, chính màu sắc rực rỡ này lại giúp người ta dễ dàng săn lùng chúng trên sa mạc.


Tỏa dương lại mà mặt hàng đem lại giá trị kinh tế khá tốt.

Phần rễ ký sinh của chúng bám vào các mầm tỏa dương. Những mầm này có hình dạng gần giống hình cầu. Sau đó chúng sẽ dần trở thành hình tròn hoặc hình trụ. Cuối cùng sẽ có một ít rễ xơ và các lá dạng vảy ngược.

Loài “quái cây” này thường có chiều cao trên 15cm. Một số cây cá biệt có thể cao tới 100cm. Phần lớn thân của chúng sẽ vùi trong cát.

Thời kỳ ra hoa của cây là từ tháng 5 đến tháng 7. Hoa dài 3-6 mm và các sợi tương đối ngắn. Thời kỳ đậu quả từ tháng 6 đến tháng 7. Quả rất nhỏ, gần như hình cầu hoặc hình bầu dục, chỉ dài 1 mm và đường kính 0,4-1 mm. Vỏ có màu trắng và hạt ở dạng gần giống hình cầu, màu đỏ sẫm.

Điều kỳ lạ là dù có ngoại hình thô kệch, xấu xí nhưng tỏa dương lại mà mặt hàng đem lại giá trị kinh tế khá tốt. Tại Trung Quốc, 1kg tỏa dương có thể bán với giá hơn 40 NDT, tương đương hơn 130.000đ/kg. Ngoài ra, chúng còn xuất hiện tại một số nước Trung Á và Tây Nam Á.

Những người thu mua tỏa dương thường dùng chúng làm dược liệu. Theo từ điển bách khoa toàn thư về dược liệu của Trung Quốc xưa, người ta chỉ cần bỏ đi phần cuống hoa của chúng là có thể dùng làm thuốc. Ngoài ra, phần cuống của chúng rất giàu tannin nên có thể dùng để chiết xuất tannin. Tỏa dương cũng có thể dùng để nấu rượu nên giá trị của chúng là điều không phải bàn cãi. Chưa kể, số lượng tỏa dương khá ít ỏi so với nhu cầu trên thị trường. Do đó không phải ai cũng có thể may mắn tìm mua được chúng.

Tại Việt Nam cũng có cây tỏa dương nhưng là loại thường mọc gửi trên gốc những cây gỗ lớn trong rừng sâu ẩm thấp. Chúng thường được tìm thấy ở Hà Giang, Hòa Bình, Lào Cai… Những loại này cũng có thể dùng làm thuốc.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nguồn nước bỗng cạn kiệt, dân làng phát hiện

Nguồn nước bỗng cạn kiệt, dân làng phát hiện "thủ phạm" nghìn tuổi đáng giá hàng trăm tỷ đồng

Hóa ra, "thủ phạm" khiến nguồn nước của ngôi làng bị cạn kiệt lại vô cùng quý hiếm và trị giá hàng trăm tỷ đồng.

Đăng ngày: 02/07/2025
Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Đăng ngày: 02/07/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/07/2025
Vì sao bạch đàn được gọi là

Vì sao bạch đàn được gọi là "cây hút vàng"? Bí mật nằm ở bộ phận vùi sâu dưới lòng đất

Các nhà nghiên cứu Australia xác nhận rằng loài cây này có rễ ăn sâu hút vàng từ các mỏ quặng dưới lòng đất và vận chuyển chúng vào lá của chúng.

Đăng ngày: 02/07/2025
Những loài hoa

Những loài hoa "trăm năm mới nở" một lần: Có loài mọc đầy ở Việt Nam!

Cọ Talipot, cây Melocanna Baccifera, tre Việt Nam... là những loài cây phải đến cả chục năm, thậm chí tới cả trăm năm mới nở hoa một lần.

Đăng ngày: 01/07/2025
Dưa hấu mọc trên sa mạc, các chuyên gia cảnh báo: Có khát cũng không được chạm vào

Dưa hấu mọc trên sa mạc, các chuyên gia cảnh báo: Có khát cũng không được chạm vào

Thế giới này quả thực không thiếu những chuyện lạ. Vì sao dưa hấu mọc trên sa mạc lại không thể ăn?

Đăng ngày: 01/07/2025
Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đăng ngày: 30/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News