Bí ẩn sinh vật khiến biển đêm sáng lung linh

Cứ vào tháng 3 đến tháng 5 hàng năm, bãi biển Toyama Bay của Nhật Bản lại trở nên huyền ảo, siêu thực hơn bao giờ hết. Hàng đêm, trong bóng tối đặc trưng của biển xuất hiện một thứ ánh sáng xanh diệu kỳ, lấp lánh tựa như cuộc trình diễn của các nghệ sĩ ánh sáng.

Điều kỳ diệu đó nằm ở loài mực đom đóm, hay còn gọi là mực enope. Ở Nhật, chúng còn được gọi với một tên nữa là Ika - Hotaru. Chúng có tên khoa học là Watasenia scintillans. Được gọi là "mực đom đóm" vì cơ thể chúng có khả năng phát sáng, nhấp nháy như đom đóm lúc đêm khuya.

Cũng giống như họ hàng nhà mực, chúng là động vật thân mềm. Mực đóm đóm có trọng lượng và chiều dài khá khiêm tốn. Chúng chỉ dài 7cm.

Mực đom đóm có mặt khắp vùng Tây Thái Bình Dương. Ban ngày chúng thường ẩn mình dưới độ sâu 365 mét. Đêm đến, chúng di chuyển lên mặt nước để tìm kiếm thức ăn và trở lại chỗ cũ khi mặt trời lên.

Bên trong cơ thể mực đom đóm có cơ quan được gọi là photophores, có khả năng phát sáng. Ánh sáng của loài mực này có màu xanh dương nên càng rực rỡ và huyền bí vào đêm tối. Hàng ngàn photophores li ti có trên khắp cơ thể mực. Các photophores có thể sáng đồng loạt hoặc thay phiên nhau tắt - sáng tựa như chùm đèn nhấp nháy. Tuy nhiên, những chiếc "bóng đèn" lớn nhất được nằm ở xung quanh mắt và xúc tu.

Thức ăn của mực đom đóm là tôm, tép, hay những chú cá nhỏ. Chúng dùng thứ ánh sáng mê hoặc đó để thu hút con mồi, sau đó dùng những xúc tu để tóm.

Mực đom đóm cũng là chi duy nhất có thể phân biệt được màu sắc, ánh sáng tự nhiên với ánh sáng phát quang sinh học trên cơ thể chúng. Trong khi hầu hết động vật thân mềm chỉ có một sắc tố thị giác, thì mực đóm đóm thì có đến 3 sắc tố thị giác. Chính vì vậy mà mực đom đóm có thể phân biệt được sự hấp dẫn của bạn tình qua màu sắc mạnh, yếu.

Sau khi thực hiện sứ mệnh duy trì nòi giống, hàng tỷ trứng được phóng và thụ tinh trong môi trường nước thì mực cái cũng kết thúc vòng đời ngắn ngủi của mình. Tuổi thọ của chúng chỉ là năm. Mỗi buổi sáng trên bãi biển vào mùa sinh sản của mực đom đóm, người ta thấy hàng tỷ xác mực cái trôi dạt.

Mực đóm đóm là món ăn ngon của người dân. Người ta thường đánh bắt chúng vào mùa sinh sản.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Đăng ngày: 23/02/2025
Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Đăng ngày: 16/02/2025
Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn

Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Đăng ngày: 06/02/2025
Những sự thật về con hà khiến ai cũng choáng váng

Những sự thật về con hà khiến ai cũng choáng váng

Ăn bám, phá hoại, siêu chảnh, nhưng rất tốt cho sinh lý nam giới... Đó là những sự thật về con hà mà không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 18/01/2025
Loài cá

Loài cá "yêu" ầm ĩ đến mức… làm cá heo bị điếc

Mỗi mùa xuân, loài cá này sẽ tập trung ở khu vực đồng bằng sông Colorado, phía Bắc Vịnh Mexico và đồng loạt cất tiếng gọi bạn tình.

Đăng ngày: 16/01/2025
Khám phá bí mật về bạch tuộc - Loài

Khám phá bí mật về bạch tuộc - Loài "quái vật" biển cả

Bạch tuộc là động vật rất thông minh, có thể là thông minh hơn bất kỳ một động vật thân mềm nào.

Đăng ngày: 14/01/2025
Hiện tượng biển phát sáng tuyệt đẹp tại Thụy Điển

Hiện tượng biển phát sáng tuyệt đẹp tại Thụy Điển

Hiện tượng biển phát sáng đã xảy ra trên một hòn đảo nhỏ tại Thụy Điển, khiến khung cảnh nơi đây trở nên vừa đẹp vừa có chút ma mị.

Đăng ngày: 13/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News