Bí ẩn sức mạnh những người mang gene khác loài ngay trong chúng ta

Những cuộc hôn phối khác loài xa xưa đã để lại trong một số người hiện đại ngày nay một biến thể gene đặc biệt quyết định khả năng đối phó với một số bệnh tật.

Nhóm khoa học gia đứng đầu bởi nhà miễn dịch học Shane Gray từ Viện nghiên cứu y khoa Garvan (Úc) đã phát hiện được một gene không thật sự thuộc về loài người hiện đại Homo Sapiens trong DNA của nhiều thành viên thuộc về một số gia đình đặc biệt.

Như nhiều nghiên cứu đã chứng minh, "loài người" trong thế giới hiện đại thực ra chỉ là một loài sinh sau đẻ muộn của chi Người, tên là Homo Sapiens (người hiện đại, người tinh khôn). Trước Homo Sapiens, nhiều loài khác thuộc chi Người đã lang thang khắp trái đất, mang những đặc tính sinh học khác biệt. Tiếc thay các loài người khác đã lần lượt tuyệt chủng, chỉ một mình Homo Sapiens còn tồn tại và thống trị chi Người cho đến nay.


Nhiều người trong chúng ta mang dòng máu lai Denisovans và sức mạnh chống lại bệnh tật vượt trội so với đồng loại thuần chủng Homo Sapiens - (ảnh: EARLY MAN).

Trong quá trình du cư, các loài khác nhau của chi Người đã gặp gỡ và xảy ra tình trạng giao phối khác loài. Do đó, trong DNA của một số người hiện đại, các nhà khoa học Úc đã xác định được I207L, một biến thể gene của người Denisovans mà những Homo Sapiens thuần chủng không có.

Tác động của I207L trên cơ thể những người mang nó có thể là tích cực, trung tính hay tiêu cực. Biến thể này khiến hệ miễn dịch của các Homo Sapiens "lai" hoạt động mạnh mẽ hơn Homo Sapiens khác. Với nhiều người, đó là món quà vàng ròng từ vị tổ tiên khác loài, giúp họ đối phó tốt hơn với nhiều loại bệnh tật. Nhưng với một số người, hệ miễn dịch lại hoạt động quá mức dẫn đến các bệnh tự miễn, các tình trạng viêm nặng.

Tuy nhiên xét cho cùng, biến thể này được đánh giá là có lợi ích tiến hóa trên hệ thống miễn dịch của loài người hiện đại.

Phát hiện dựa trên sự đối chiếu di truyền các hài cốt người Denisovans được khai quật tại hang núi ở Siberia và DNA của một số gia đình hiện đại có bệnh về viêm và tự miễn di truyền. Công trình vừa đăng tải trên tạp chí khoa học Nature Immunology .

Các nghiên cứu trước đây cho thấy số người mang DNA rải rác trên thế giới có rất nhiều. Một thống kê tại Papua New Guinean cho thấy người nước này có tới 5% bộ gene Denisovans. Nghiên cứu khác công bố tháng 7-2019 của Đại học New York Mỹ khẳng định có tới 40% người Châu Á mang dấu vết cuộc hôn phối khác loài với Denisovans trong bộ gene.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khủng long có họ với... gà?

Khủng long có họ với... gà?

Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Đăng ngày: 19/02/2025
Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước

Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Đăng ngày: 19/02/2025
Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc

Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Đăng ngày: 07/02/2025
Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Đăng ngày: 02/02/2025
Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại

Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Đăng ngày: 01/02/2025
Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Đăng ngày: 21/01/2025
Những điều nhầm tưởng về khủng long

Những điều nhầm tưởng về khủng long

Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.

Đăng ngày: 21/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News