Bí ẩn về họa tiết trên long bào của vua Càn Long

Trung Quốc thời phong kiến, long bào là trang phục dành riêng cho Hoàng đế, bất kỳ ai khác mặc long bào đều sẽ bị phán tội chết.

Đặc điểm chủ yếu của Long bào chủ yếu ở cổ áo, vạt áo bên phải, và màu sắc. Đây là loại long bào thấp hơn lễ phục một bậc, lễ phục là loại trang phục thường được các Hoàng đế mặc trong các buổi yến tiệc thông thường hoặc tiếp quan đại thần.

Vốn là người đứng đầu đất nước nên trang phục của Hoàng đế rất cầu kỳ. Trước khi được khoác lên long thể của vua, long bào phải trải qua rất nhiều công đoạn, thậm chí phải mất đến 3 năm mới có thể hoàn thành. Đặc biệt, trong khuôn viên triều đình còn có riêng một nhà may chuyên dụng để may y phục cho nhà vua và hoàng tộc.

Vốn là đấng 'cửu ngũ chí tôn' nên áo long bào của vua sẽ có 9 con rồng, 2 con ở 2 vai, một con ở sau lưng, một con trước ngực áo, một phần tà áo, 4 con còn lại nằm ở phần dưới cùng trang phục. Long bào được thêu từ những loại chỉ thượng hạng, thậm chí còn được làm từ vàng thật. Long bào còn được kết đá quý, ngọc trai cùng bột dạ minh châu vô giá.

Tuy nhiên, không phải tất cả những trang phục Hoàng đế nhà Thanh mặc đều là long bào, chỉ có những bộ được mặc trong lễ chúc mừng long trọng và buổi thượng triều mới có cái tên như vậy. Còn những bộ khi đi săn hay vi hành, thị sát sẽ được gọi là hành phục; đồ dự lễn long trọng, tiếp khách nước ngoài gọi là triều phục. Đối với những vị vua có tính tiết kiệm, một bộ long bào có thể mặc đi mặc lại mấy năm. Thế nhưng, vua Càn Long lại yêu cầu rất nhiều áo bào. Tuy nhiên, do không có thời gian nên Càn Long không có thời gian thử áo mà giao việc này cho một thị vệ thân cận được mình sủng ái. Tất nhiên, đây là một vinh dự lớn không phải ai cũng có được.

Trong khi những thị vệ khác phải đứng gác bất chấp mưa gió thì thị vệ thử long bào chỉ việc ngồi uống trà, thử áo, được nhận lương bổng hậu hĩnh, ban phủ đệ cùng đất đai rộng lớn. Thế nhưng, người thị vệ này phải có chế độ ăn uống nghiêm ngặt để có vóc dáng giống vua. Khi vua ốm, gầy đi thì thị vệ cũng phải giảm cân; khi vua khỏe mạnh tăng cân thì thị vệ cũng phải ăn uống nhiều lên.

Hàm nghĩa hình tượng rồng trên long bào

Thời xưa gọi ngôi vị Hoàng đế là “Cửu ngũ chí tôn”. Trong Dịch kinh – Càn Long – Cửu ngũ có ghi: “Rồng bay trên trời, phúc cho bậc đại nhân khi nhìn thấy”. Số chín (cửu) là số dương, trong Dịch kinh biểu thị bằng một vạch liền (─), số năm (ngũ) là hào vị thứ năm trong quái tượng tính từ dưới lên. Khổng Dĩnh Đạt ghi trong “Ngũ kinh chính nghĩa” rằng: “Lời cửu ngũ, dương khí mạnh ngút trời, vì rồng ở trên trời. Hiện tượng này ví như thánh nhân có đức rồng, bay cao ở ngôi vị trên trời”. Chính vì thế, sau này “cửu ngũ” dùng để chỉ ngôi vua. Cũng từ văn hóa Đạo gia như vậy mà long bào có thêu chín con rồng, tượng trưng cho Hoàng đế.

Về hoa văn hình tượng rồng, trong một số tài liệu có mô tả như thế này: chín con rồng trên long bào có bốn con rồng được thêu ở phía trước, lưng và hai vai. Vạt trước và sau long bào thì mỗi vạt áo có hai con hành long, như vậy nhìn từ trước hay sau đều thấy năm con rồng, hàm ý sự tôn quý (cửu ngũ). Nhưng tính ra tổng cộng mới chỉ có tám con rồng, còn một con ở đâu? Thật ra con rồng cuối cùng này thêu bên trong vạt trước, muốn trông thấy phải vén vạt áo lên mới được. Tất nhiên, việc thiết kế hoa văn rồng trong mỗi triều đại cũng có sự đổi khác.

Ngoài chín con rồng ở trên thì còn có những hình rồng nhỏ ở cổ áo, eo và cổ tay áo. Còn vô số đường uốn lượn dưới long bào gọi là “chân nước”. Trên chân nước thêu rất nhiều gợn sóng cuồn cuộn, còn báu vật đá dựng đứng gọi là “hải thủy giang nhai”, không chỉ tượng trưng cho may mắn bất tận mà còn hàm nghĩa “thống nhất giang sơn”, “mãi mãi thái bình”.

Trang phục của Hoàng đế còn thêu các hình hoa văn mang ngụ ý cát tường, màu sắc tươi đẹp. Ngoài các mẫu rồng, còn có các mẫu phượng hoàng, các mẫu hoa mẫu đơn phú quý, bát bảo cát tường… nhiều mẫu được thêu họa tiết đám mây ngũ sắc, hoa tiết hình dơi, 12 chương (trình bày ở bên dưới) và các mẫu mang biểu tượng cát tường khác. Từ xưa tới nay, họa tiết rồng và phượng luôn là biểu tượng của Hoàng đế và hoàng hậu, ngoài ra không ai có thể sử dụng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cách xác định phương hướng bằng mặt Trăng

Cách xác định phương hướng bằng mặt Trăng

Nếu lỡ lạc đường trong đêm tối thì vị trí của Mặt Trăng trên bầu trời có thể giúp chúng ta xác định phương hướng.

Đăng ngày: 04/04/2025
Xác suất một chiếc máy bay gặp tai nạn là 0,00001%

Xác suất một chiếc máy bay gặp tai nạn là 0,00001%

Có những sự thật về những vụ tai nạn máy bay mà bạn chưa biết.

Đăng ngày: 04/04/2025
Thử sức với bài toán 263 năm chưa có đáp án đúng

Thử sức với bài toán 263 năm chưa có đáp án đúng

Liệu bạn có thể vượt qua trở ngại thách đố những trí tuệ siêu việt nhất của nhân loại qua gần 3 thế kỷ hay không?

Đăng ngày: 04/04/2025
Thiên tài khác người thường như thế nào?

Thiên tài khác người thường như thế nào?

Thiên tài là do thiên bẩm, không thể đào tạo mà có được. Kết luận này được các nhà khoa học Nga đưa ra. Tiến sĩ khoa học sinh học, Giáo sư Sergey Savelyev là một chuyên gia về đặc điểm cá nhân của não bộ.

Đăng ngày: 04/04/2025
Nam Cực và Bắc Cực khác nhau như thế nào?

Nam Cực và Bắc Cực khác nhau như thế nào?

Trên Trái Đất của chúng ta có 2 vùng cực: Bắc Cực (Arctic - có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Arktikos) nằm ở phía Bắc và Nam Cực (Antarctic - có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Antarktikos) nằm ở phía Nam

Đăng ngày: 03/04/2025
Sự thật

Sự thật "nhất định phải biết" về cá độ bóng đá

Cùng tìm lời giải cho việc, càng am hiểu đá bóng - tỉ lệ thua cá độ càng cao hay nhà cái luôn nắm phần thắng trong mọi ván cá cược...

Đăng ngày: 03/04/2025
Plutonium: Người anh em song sinh của Uranium

Plutonium: Người anh em song sinh của Uranium

Trong lịch sử phát triển bom nguyên tử, có thể xem bom Uranium và bom Plutonium là cặp anh em song sinh. Cùng với U235, các hạt nhân Pu239 cũng được sử dụng để chế tạo bom nguyên tử, quả bom thứ hai ném xuống Nagasaki (Nhật) vào ngày 9/8/1945.

Đăng ngày: 02/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News