Bí ẩn về mẹ đẻ của pharaoh nổi tiếng nhất Ai Cập
Nhiều nhà Ai Cập học cho rằng hoàng đế Tutankhamun là kết quả hôn nhân cận huyết giữa hai anh em ruột, nhưng một số khác quả quyết rằng ông là con của một cặp anh em họ.
Sự thật về mẹ đẻ của vua Tutankhamun
Nhiều nhà Ai Cập học cho rằng, mẹ đẻ của pharaoh nổi tiếng nhất Ai Cập - vị vua trẻ tuổi Tutankhamun, hay còn gọi là vua Tut, có thể là nữ hoàng Nefertiti hoặc Kiya, theo Kingtutone.
Giả thuyết Nefertiti là mẹ đẻ của vua Tut vì bà thường xuất hiện trong các bức khắc họa cùng phu quân Akhenanten. Một giả thuyết khác là Kiya, bà thường được sử sách mô tả là "người vợ yêu quý của vua Ai Cập".
Phác họa chân dung vua Tutankhamun. (Ảnh: Live Science).
Tuy nhiên, nhiều người nghiêng về giả thuyết Kiya là mẹ đẻ của Tut, vì các tranh vẽ tường và phù điêu chỉ khắc họa Nefertiti cùng Akhenanten và 6 cô con gái, chứ không hề khắc họa hình ảnh Nefertiti cùng Tut.
Hôn nhân cận huyết
Năm 2008, một phân tích mẫu ADN cho thấy, Kiya và Akhenanten là chị em, đều do vua Amenhotep III và vợ là nữ hoàng Tiye sinh ra. Ở Ai Cập cổ, điều này không bị coi là loạn luân, vì nhiều vị vua kết hôn với chị em để đảm bảo lưu truyền dòng máu hoàng gia. Thực tế, vua Tut sau này cũng lấy Ankhesenamun, chị em cùng cha khác mẹ. Do đó, rất có thể Kiya là mẹ đẻ của vua Tut.
Phác họa chân dung mẹ đẻ vua Tut. (Ảnh: Kingtutone).
Tuy nhiên, năm 2013, tại hội nghị khảo cổ học tổ chức ở đại học Harvard, Mỹ, một phân tích của nhà khảo cổ học người Pháp Marc Gabolde đã chứng minh mẹ đẻ của Tut không phải là chị em gái của bố ông, mà có thể là Nefertiti, họ hàng của Akhenanten. Kết quả giám định ADN của Tut cho thấy, ông không mang gene thể hiện đó là kết quả của giao phối cận huyết giữa anh-chị em gái, mà là kết quả lai giữa họ hàng đời thứ nhất với nhau.
"Hệ quả của việc đó là ADN của thế hệ thứ ba giữa những người họ hàng trông giống như ADN của thế hệ cận huyết giữa anh chị em", Gabolde nói. Ông là giáo đốc chương trình khảo cổ của đại học Paul Valery-Montpellier III. "Tôi tin rằng Tutankhamun là con trai của Akhenaten và Nefertiti, còn Akhenaten và Nefertiti là anh em họ".
Hy vọng
Tut là pharaoh từng trị vì Ai Cập khoảng 3.300 năm trước. Ông lên ngôi lúc 8-9 tuổi và cai trị trong 10 năm. Tutankhamun qua đời năm 1323 trước Công nguyên, khoảng 19 tuổi. Tut được coi là pharaoph nổi tiếng nhất Ai Cập vì lăng mộ còn nguyên vẹn của ông được Howard Carter, nhà khảo cổ học người Anh, phát hiện ở Thung lũng các vị vua năm 1922.
Nhà khảo cổ học người Anh Reeves (thứ ba từ trái sang), trao đổi với đồng nghiệp trong lăng mộ vua Tutankhamun. (Ảnh: Telegraph).
Hồi tháng 8, Tiến sĩ Nicholas Reeves, nhà khảo cổ Anh thuộc trường Đại học Arizona quả quyết rằng một lối đi dẫn đến một căn phòng khác có thể nhìn thấy bên dưới bức tường được sơn và trát thạch cao trong hầm mộ Tutankhamun dẫn đến nơi an nghỉ nữ hoàng Nefertiti.
Hôm 1/10, ông và đồng nghiệp được phép sử dụng radar và công nghệ ảnh nhiệt để thăm dò hầm mộ vua Tut. Việc thăm dò sẽ diễn ra từ một đến ba tháng. Họ hy vọng sẽ tìm thấy lối đi bí mật dẫn vào hầm mộ của Nefertiti, giúp giải đáp bí ẩn lâu nay trong giới Ai Cập học về thân thế của mẹ đẻ pharaoh Tutankhamun.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Những điều nhầm tưởng về khủng long
Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.

Vật thể nghi smartphone trong tranh vẽ thế kỷ 17
Trong bức tranh "Mr. Pynchon and the Settling of Springfield" người này đang cầm một đồ vật trên tay phải, trông rất giống tư thế người thời nay cầm smartphone và vuốt màn hình bằng ngón cái.

Thành phố của giới siêu giàu La Mã cổ đại chìm dưới đáy biển
Thành phố Baiae nằm dưới lòng đại dương từng là nơi dành cho tầng lớp giàu có thời La Mã với nhiều công trình xa hoa lộng lẫy.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.
