Bí ẩn xác ướp "công chúa la hét" trong mộ cổ 3.000 năm

Các nhà Ai Cập học từ Đại học Cairo (Ai Cập) đã sử dụng kỹ thuật CT scan để tìm ra nguyên nhân cái chết và tư thế đầy đau khổ của người đàn bà Ai Cập cổ đại và phát hiện ra rằng nàng đã qua đời vì một cơn đau tim cấp. Tình trạng xơ vữa động mạch vẫn thể hiện khá rõ nhờ kỹ thuật ướp xác danh tiếng của người Ai Cập cổ đại.

Xác ướp "công chúa la hét" có thân hình khá thanh tú, nhưng vẻ ngoài như đang kêu thất thanh của cô khiến người ta hoảng sợ.

Bí ẩn xác ướp công chúa la hét trong mộ cổ 3.000 năm
Cận cảnh xác ướp "công chúa la hét" khi được đưa vào máy CT scan - (ảnh: Đại học Cairo).

Theo tiến sĩ Zahi Hawass và tiến sĩ Sahar Saleem, những người đứng đầu nghiên cứu, phải rất lâu sau cơn đau tim gây đột tử, "công chúa la hét" mới được tìm thấy. Vì vậy xác chết đã co cứng và người ta không cách nào giúp nàng có vẻ ngoài bình yên hơn, đành ướp xác ngay trong tư thế đau khổ đó.

Bí ẩn xác ướp công chúa la hét trong mộ cổ 3.000 năm
Các hình ảnh CT scan cho thấy "công chúa la hét" bị một cơn đau tim cấp do xơ vữa động mạch lâu ngày - (ảnh: Đại học Cairo).

Vẻ ngoài của xác ướp này khiến người ta liên tưởng đến "hoàng tử la hét Pentawere", một xác ướp Ai Cập cũng được "giám định pháp y" bằng CT scan trước đó không lâu. Khác với "công chúa la hét", vị hoàng tử này, được xác định là con trai vua Ramses III, có tư thế kỳ lạ đó vì bị buộc phải treo cổ sau các bằng chứng cho thấy ông liên quan đến vụ án giết cha.

"Công chúa la hét" được khai quật từ một khu chôn cất hoàng gia được tìm thấy từ năm 1881, với những ngôi mộ cổ 3.000 năm tuổi được che giấu cẩn thận để tránh những kẻ trộm mộ. Nàng được chôn cất cầu kỳ theo nghi thức dành cho một công chúa và được xác định tên là Meret Amun.

Các nhà khoa học vẫn còn hoài nghi thân phận công chúa, bởi chưa tìm thấy tên vị công chúa nào tương ứng trong lịch sử, tuy nhiên chắc chắn nàng là một thành viên hoàng gia. Bộ não của nàng không bị loại bỏ - một đặc điểm phân biệt giữa xác ướp hoàng gia và các xác ướp quý tộc thông thường.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện hóa thạch thực vật 160 triệu năm tuổi

Phát hiện hóa thạch thực vật 160 triệu năm tuổi

Các nhà cổ sinh vật học công bố phát hiện hóa thạch dẻ tùng có niên đại từ kỷ Jura, thời kỳ phát triển cực thịnh của khủng long.

Đăng ngày: 20/07/2020
Các nhà khoa học không thể tin vào mắt mình khi nhìn ảnh chụp CT xác ướp 3000 tuổi, bên trong có gì vậy?

Các nhà khoa học không thể tin vào mắt mình khi nhìn ảnh chụp CT xác ướp 3000 tuổi, bên trong có gì vậy?

Kết quả chụp CT cho thấy, xác ướp mà họ nghĩ là "xác ướp trẻ em" hóa ra lại không phải cơ thể con người.

Đăng ngày: 19/07/2020
Bằng chứng về loài người khác thông minh, săn quái thú ở

Bằng chứng về loài người khác thông minh, săn quái thú ở "vườn địa đàng"

Một công cụ 1,4 triệu tuổi hết sức đặc biệt, tinh xảo làm bằng xương đã được tìm thấy tại Ethiopia, thuộc về một loài người khác đã tuyệt chủng.

Đăng ngày: 16/07/2020
Phát hiện hai xác ướp phủ vàng lá liên quan đến nữ hoàng Cleopatra

Phát hiện hai xác ướp phủ vàng lá liên quan đến nữ hoàng Cleopatra

Hai xác ướp được tìm thấy bên trong một ngôi mộ kín ở Taposiris Magna được phủ hoàn toàn bằng vàng lá được cho mang theo manh mối về nơi chôn cất của nữ hoàng Ai Cập huyền thoại Cleopatra.

Đăng ngày: 16/07/2020
Phát hiện loài khủng long có móng vuốt kỳ dị

Phát hiện loài khủng long có móng vuốt kỳ dị

Hóa thạch 66 triệu năm tuổi ở bang Montana, Mỹ tiết lộ một loài khủng long ăn côn trùng chưa từng được biết tới sống trong kỷ Phấn Trắng.

Đăng ngày: 16/07/2020
Các nhà khoa học tái hiện gương mặt phía sau mặt nạ 1.700 năm

Các nhà khoa học tái hiện gương mặt phía sau mặt nạ 1.700 năm

Các nhà khoa học Nga sử dụng công nghệ chụp cắt lớp vi tính hiện đại để phục dựng gương mặt của người đàn ông chết cách đây 1.700 năm.

Đăng ngày: 15/07/2020
Ngà voi 13.000 năm khắc hình lạc đà kịch chiến

Ngà voi 13.000 năm khắc hình lạc đà kịch chiến

Các nhà nghiên cứu cho biết hình khắc lạc đà chiến đấu giành quyền giao phối trên chiếc ngà là tác phẩm mô tả động vật cổ nhất ở châu Á.

Đăng ngày: 15/07/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News