Bị đập nát đầu, rắn mẹ vẫn quằn quại trên sàn nhà để cố gắng sinh con

Dù bị đập nát đầu, rắn mẹ vẫn quằn quại trên sàn nhà để cố gắng sinh con khiến người xem không khỏi sợ hãi. Đoạn clip được cho là quay lại tại một quốc gia ở Đông Nam Á.

Cụ thể, một con rắn xanh khá lớn đang nằm lăn lê trên sàn nhà và đầu đã bị mất một mảng. Cũng đúng lúc này, người quay lại clip mới phát hiện ra con rắn đang "lâm bồn" và sinh ra một số con rắn con.

Những con rắn lục từ từ chui ra khỏi bụng của rắn mẹ và giãy giụa trên sàn nhà. Có thể thấy trong clip, một cô gái đã hét lớn khi chứng kiến cảnh tượng kinh hoàng này. Người đàn ông lúc này cũng dùng dao giết luôn số rắn con còn lại vì sợ chúng sẽ trốn ra ngoài.

Sau khi clip được đăng tải, nhiều người đã bày tỏ sự không hài lòng với cách giải quyết của người đàn ông. Tuy nhiên, vẫn có ý kiến cho rằng, người này chỉ đang muốn bảo vệ tính mạng của bản thân và những người thân trong gia đình nên mới quyết định giết chết số rắn kia.


Những con rắn lục từ từ chui ra khỏi bụng của rắn mẹ và giãy giụa trên sàn nhà.

Không phải tất cả rắn đều đẻ trứng. Rắn có 3 hình thức sinh sản: đẻ trứng (oviparous), đẻ con (viviparous) và noãn thai sinh (ovoviviparous).

Noãn thai sinh hay hình thức đẻ trứng thai là hình thức sinh sản ở động vật mà phôi phát triển bên trong trứng. Trứng được giữ lại trong cơ thể rắn mẹ cho đến khi chúng nở. Rắn mẹ đẻ con nhưng không phải do chúng mang thai mà do trứng sau khi thụ tinh lại nằm trong ống dẫn trứng đến khi nở thành con.

Theo Seeker, trong tự nhiên, khoảng 70% loài rắn đẻ trứng. Những loài này thường sinh sống ở vùng có khí hậu ấm áp. Ngược lại, ở những vùng có khí hậu lạnh, rắn thường sinh sản bằng hình thức đẻ con hoặc đẻ trứng thai do mặt đất không đủ ấm áp để ấp trứng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu 6 lớp sinh vật cơ bản trên thế giới hiện nay

Tìm hiểu 6 lớp sinh vật cơ bản trên thế giới hiện nay

Thế giới động vật hiện nay được chia thành 6 lớp cơ bản, gồm có đơn giản nhất là lớp không xương sống và phức tạp nhất là lớp động vật có vú.

Đăng ngày: 20/04/2025
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?

Liệu bạn có chết nếu nuốt vào miệng một con nhện độc và còn sống? Nó có cắn các cơ quan bên trong cơ thể bạn hay không? Bạn sẽ tìm được câu trả lời trong bài viết này.

Đăng ngày: 20/04/2025
Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật

Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật

Giao phối là hoạt động không thể thiếu của các loài động vật để duy trì nòi giống. Nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những cách giao phố có 1-0-2 của các loài động vật dưới đây.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay

Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay

Cá đao (pháp danh khoa học: Pristiformes), là một bộ cá dạng cá đuối, với đặc trưng là một mũi sụn dài ra ở mõm.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tại sao một số động vật vẫn

Tại sao một số động vật vẫn "nhảy múa" dù bị cắt rời một bộ phận?

Đã bao giờ bạn sốc khi nhìn thấy những cái chân ếch bị cắt rời nhưng vẫn cử động chưa? Nguyên nhân tại sao và làm thế nào dù không có bộ não cũng như hệ thần kinh điều khiển nhưng một số bộ phận như thân, chân... có thể "nhảy múa" được?

Đăng ngày: 15/04/2025
Những hiện tượng bí ẩn thú vị trong thế giới động vật

Những hiện tượng bí ẩn thú vị trong thế giới động vật

Thế giới xung quanh ta vẫn còn rất nhiều bí ẩn mà con người chưa khám phá hết. Một trong số đó là những bí ẩn thú vị về thế giới động vật mà ngay đến cả những chuyên gia cũng không thể nào ngờ tới.

Đăng ngày: 14/04/2025
Ý nghĩa bất ngờ đằng sau tiếng hót của loài chim

Ý nghĩa bất ngờ đằng sau tiếng hót của loài chim

Mỗi mùa xuân sang, chúng ta lại được nghe thấy những tiếng chim hót ríu rít nhiều hơn. Những giai điệu từ tiếng chim hót thường có khá bắt tai, tuy nhiên nó không dành cho con người.

Đăng ngày: 13/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News