Bi kịch: Cá voi đang ăn hàng trăm, hàng ngàn mảnh rác nhựa mỗi ngày
Theo thống kê mới nhất, các sinh vật biển cỡ lớn đang phải chịu đựng cảnh nuốt rác nhựa mỗi ngày, gây ảnh hưởng không thể lường trước.
Chắc nhiều người cũng đã biết, một trong những vấn nạn nhức nhối về môi trường mà con người cần phải giải quyết chính là lượng rác thải khổng lồ được thải ra đại dương mỗi năm. Trong đó, có tới hàng triệu tấn là rác thải nhựa.
Và theo một nghiên cứu mới đây, câu chuyện này đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Các chuyên gia đã đưa ra lời cảnh báo rằng những sinh vật biển cỡ lớn như cá voi đang nuốt hàng trăm mảnh rác nhựa mỗi ngày, gây ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng.
Mỗi năm, hàng triệu tấn rác nhựa được đưa ra các đại dương.
Cụ thể, nhóm chuyên gia từ ĐH Murdoch (Úc) đã đưa ra kết luận rằng rác nhựa có tác động rất lớn các loài vật có phương pháp ăn theo cơ chế "lọc", như cá voi, cá đuối. Mỗi ngày chúng hút hàng ngàn lít nước vào bụng, rồi dùng răng giữ lại thức ăn. Và cũng trong quá trình ấy, chúng vô tình nuốt theo hàng trăm mảnh rác nhựa nữa.
Nhóm sinh vật có nguy cơ cao nhất là những loài sống tại những khu vực biển bị ô nhiễm, như rạn san hô Coral Triangle, Vịnh Bengal, Vịnh Mexico, và phần lớn khu vực biển Địa Trung Hải.
Nhưng dựa vào đâu mà có được kết luận này? Mọi chuyện bắt đầu từ những cá nhám voi quý hiếm tại bán đảo Baja California. Đây cũng là loài có cách ăn uống theo cơ chế "lọc", và các chuyên gia mới đây đã xác nhận loài vật này nuốt tới 171 mảnh rác nhựa mỗi ngày.
Theo như khảo sát, cứ mỗi khối nước tại vùng biển quanh bán đảo, có khoảng 0,7 mảnh rác nhựa. Nhưng các chuyên gia lo ngại rằng những con cá voi tại một số khu vực khác có thể nuốt hàng ngàn mảnh nhựa mỗi ngày.
Tác động của rác nhựa đến cơ thể sinh vật thì vô cùng. Theo báo cáo trên tạp chí Trends in Ecology & Evolution, các phân tử nhựa không thể tiêu hóa có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và phát triển của cơ thể sinh vật, nếu như tích tụ đủ trong nhiều năm.
Một tác phẩm minh họa cho việc cá voi đang phải nuốt hàng trăm, hàng ngàn mảnh rác mỗi ngày.
"Thực tế là dù có nhiều nghiên cứu về nhựa siêu nhỏ trên đại dương, nhưng có rất ít nghiên cứu đánh giá về ảnh hưởng đến các sinh vật lớn" - trích lời Elitza Germanov - tác giả nghiên cứu.
"Chúng tôi đang cố gắng đánh giá đúng quy mô của câu chuyện này".
"Nhưng thực tế rất rõ ràng, đó là các hạt vi nhựa có khả năng làm giảm số lượng loài, trong đó có cả những loài sống rất lâu nhưng vốn có ít con cái".
Hồi tháng 12/2017, đã có nhiều nghiên cứu cảnh báo mối đe dọa đến từ rác nhựa có thể đẩy nhiều loài cá voi, cá heo đến bờ vực tuyệt chủng.
"Hàng ngàn tấn rác nhựa loại "dùng một lần" đã trôi dạt ra các đại dương, giết chết hàng ngàn cá voi, cá heo và nhiều loài vật khác" - Sally Hamilton - giám đốc dự án nghiên cứu Orca cho biết.
Bên cạnh đó là nạn đánh bắt cá bừa bãi. Cá heo, cá mập mắc kẹt trong lưới của ngư dân rồi ngạt thở mà chết. Thế nhưng, chỉ có một số trường hợp được báo cáo lại. Tức là những gì chúng ta đang biết chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?
Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C
Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Những sự thật về con hà khiến ai cũng choáng váng
Ăn bám, phá hoại, siêu chảnh, nhưng rất tốt cho sinh lý nam giới... Đó là những sự thật về con hà mà không phải ai cũng biết.

Loài cá "yêu" ầm ĩ đến mức… làm cá heo bị điếc
Mỗi mùa xuân, loài cá này sẽ tập trung ở khu vực đồng bằng sông Colorado, phía Bắc Vịnh Mexico và đồng loạt cất tiếng gọi bạn tình.

Khám phá bí mật về bạch tuộc - Loài "quái vật" biển cả
Bạch tuộc là động vật rất thông minh, có thể là thông minh hơn bất kỳ một động vật thân mềm nào.

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc
Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.
