Bi kịch của cá heo châu Âu: Môi trường sống ô nhiễm, nồng độ thủy ngân cao kỷ lục

Vẫn biết rằng môi trường biển hiện tại đã bị con người hủy hoại ở nhiều cấp độ, nhưng thực sự ít ai có thể tưởng tượng được mức độ nghiêm trọng của câu chuyện này là như thế nào, cho đến khi biết đến câu chuyện bi kịch mới được khoa học phát hiện ra về loài cá heo tại châu Âu.

Chuyện là các chuyên gia từ ĐH Liege (Bỉ) đã phát hiện ra nồng độ kỷ lục các hóa chất độc hại - bao gồm thủy ngân trong cơ thể của loài cá heo mũi chai sống tại ngoài khơi nước Pháp. Chính xác hơn, chúng sống ở eo biển Manche (còn gọi là eo biển Anh - English Channel), vốn là một trong những nơi cuối cùng cá heo còn tồn tại thịnh vượng được trên thế giới.

Bi kịch của cá heo châu Âu: Môi trường sống ô nhiễm, nồng độ thủy ngân cao kỷ lục
Môi trường sống của cá heo châu Âu có nồng độ kỷ lục các hóa chất độc hại.

Cụ thể hơn, các chuyên gia đã lấy mẫu da của hơn 80 con cá heo trong khu vực này. Kết quả khám nghiệm cho thấy toàn bộ các mẫu đều có chứa thủy ngân và PCB (polychlorinated biphenyl) ở nồng độ cao trong mỡ. Ngoài ra, các hóa chất công nghiệp như dioxin và thuốc trừ sâu cũng có ở đó, như thể số cá heo này đã phải sống trong một mớ hổ lốn toàn các chất độc hại vậy.

Bi kịch của cá heo - các hóa chất truyền xuống cả đời con

"Nghiên cứu cho thấy các hóa chất như PCB có thể truyền từ cá mẹ sang con, và đây là một hiện tượng đáng lo ngại cho cả giống loài," - trích lời tiến sĩ Krishna Das từ ĐH Liege.

Một số chuyên gia khác cho rằng môi trường sống của cá heo mũi chai châu Âu đáng ra phải là một khu vực cần được bảo tồn, nhằm bảo vệ cả giống loài. "Là một loài săn mồi, cá heo mũi chai đang phải chịu đựng sự phơi nhiễm với rất nhiều hóa chất nguy hiểm được nêu trong nghiên cứu. Ngoài ra, nhiều quần thể cá heo tại châu Âu có số lượng nhỏ hơn còn phải chịu đe dọa lớn hơn rất nhiều."

Bi kịch của cá heo châu Âu: Môi trường sống ô nhiễm, nồng độ thủy ngân cao kỷ lục
Xác con cá voi sát thủ với PCB cao kỷ lục.

Được biết, PCB là hóa chất được dùng trong công nghiệp sản xuất nhựa, sơn màu và các vật dụng điện, vốn đã bị cấm sử dụng từ hàng chục năm nay. Tuy nhiên, lượng PCB còn tồn dư vẫn đang ở đó, lan tỏa vào môi trường, và tích tụ trong mỡ của cá heo và cá voi.

Trong một số nghiên cứu trước kia, người ta đã phát hiện ra mỡ của những con cá heo mũi chai chết dạt bờ tại châu Âu có chứa hóa chất này. Năm 2016, xác của một con cá voi sát thủ có chứa nồng độ PCB đạt ngưỡng kỷ lục, khiến cơ thể nó lúc còn sống gặp nhiều bất ổn.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Scientific Reports.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cua ma dùng răng ở bụng để uy hiếp kẻ thù

Cua ma dùng răng ở bụng để uy hiếp kẻ thù

Khi bị đe dọa, cua ma Đại Tây Dương có thể phát ra tiếng gầm gừ bằng răng ở bụng vốn tiến hóa để nghiền nhỏ thức ăn.

Đăng ngày: 12/09/2019
Tôm hùm nửa đỏ nửa đen siêu hiếm

Tôm hùm nửa đỏ nửa đen siêu hiếm

Ngư dân tìm thấy tôm hùm hai màu 50 triệu con mới có một ở ngoài khơi bang Maine hôm 6/9.

Đăng ngày: 11/09/2019
Người đầu tiên chinh phục điểm sâu nhất ở mọi đại dương

Người đầu tiên chinh phục điểm sâu nhất ở mọi đại dương

Nhà thám hiểm người Mỹ Victor Vescovo lặn xuống đáy rãnh Molly sâu 5,5 km ở Bắc Băng Dương bằng tàu ngầm trong chuyến đi gần nhất.

Đăng ngày: 11/09/2019
Điều gì xảy ra nếu cá mập biến mất?

Điều gì xảy ra nếu cá mập biến mất?

Sự biến mất của loài săn mồi đầu bảng như cá mập sẽ gây mất cân bằng sinh thái nghiêm trọng, khiến nhiều động vật khác chết theo.

Đăng ngày: 10/09/2019
Khám phá loại san hô chỉ có ở quần đảo Trường Sa

Khám phá loại san hô chỉ có ở quần đảo Trường Sa

San hô trúc có diện tích phân bố hẹp. Ở Việt Nam, san hô trúc mới chỉ thấy có ở quần đảo Trường Sa.

Đăng ngày: 09/09/2019
Các nhà khoa học phát hiện ra loài cá voi mới có mỏ như chim trên bờ biển Nhật Bản

Các nhà khoa học phát hiện ra loài cá voi mới có mỏ như chim trên bờ biển Nhật Bản

Các nhà khoa học Nhật Bản đã phát hiện một loài cá voi mới có tên Berardius minimus cơ thể của chúng chủ yếu là màu đen và có một cái mỏ nhỏ như chim.

Đăng ngày: 09/09/2019
Tại sao cá ngựa đực lại mang thai và đẻ con mà không phải là con cái?

Tại sao cá ngựa đực lại mang thai và đẻ con mà không phải là con cái?

Khác với các loài sinh vật khác dưới biển, cá ngựa có đặc điểm sinh sản rất khác biệt. Những con đực sẽ là những con mang thai và trực tiếp đẻ ra những con cá ngựa con.

Đăng ngày: 01/09/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News