Bí kíp để xem "Mặt trăng máu" đặc biệt nhất thế kỷ 21 vào ngày 4/4 tại Việt Nam

Theo các nhà thiên văn học, hiện tượng nguyệt thực toàn phần này diễn ra trong khoảng 4 phút 43 giây và được coi là ngắn nhất trong thế kỷ 21.

  • Việt Nam sắp đón nguyệt thực toàn phần vào ngày 4/4
  • Video trực tiếp hiện tượng "Trăng máu" đầu tiên trong năm

Bí kíp để xem "Mặt trăng máu" đặc biệt nhất thế kỷ 21

Vào lúc chiều tối ngày 4/4 tới đây, khi Mặt trăng mọc dần lên ở chân trời phía Đông, người dân Việt nam cùng cư dân một số vùng trên thế giới có cơ hội quan sát hiện tượng nguyệt thực toàn phần hay còn gọi là "Mặt trăng máu" đầu tiên trong năm 2015.

Lúc này, bóng tối của Trái đất sẽ bao phủ hoàn toàn Mặt trăng trong khoảng thời gian rất ngắn, chỉ khoảng 4 phút 43 giây. Mặt trăng cũng sẽ không còn có màu vàng như thường lệ mà thay vào đó là có màu đỏ máu. Theo thống kê, có lẽ đây là lần nguyệt thực toàn phần ngắn nhất của thế kỷ XXI.

Trừ châu Âu, châu Phi và một phần nhỏ khu vực châu Á không quan sát được, thì các vùng còn lại đều có thể quan sát được nguyệt thực lần này (toàn phần hay một phần).

Các nước ở khu vực Bắc Mỹ và Úc và Đông Á sẽ có điều kiện quan sát thuận lợi nhất sự kiện lần này. Lần nguyệt thực toàn phần này về vùng quan sát và thời gian quan sát tại nước ta gần tương đồng với lần nguyệt thực toàn phần liền trước đó ngày 08/10/2014.


Hình ảnh Mặt trăng chụp tại Colorado vào ngày 8/10/2014.

Bí kíp để xem Mặt trăng máu đặc biệt nhất thế kỷ 21 vào ngày 4/4 tại Việt Nam
"Mặt trăng máu" hiện ra bên cạnh Điện Capitol Hoa Kỳ ngày 08/10/2014.

Tuy vậy lần nguyệt thực toàn phần này khá đặc biệt bởi nó diễn ra vào thời điểm thời tiết thuận lợi hơn, vào giai đoạn toàn phần diễn ra Mặt trăng cũng lên cao hơn so với chân trời, thuận lợi cho quan sát.

Lịch trình xảy ra hiện tượng Mặt trăng máu ngày 04/04 (giờ Việt Nam).

Tại Việt Nam, giờ Mặt trăng mọc trong ngày này là 17h25', có nghĩa là giai đoạn trước giờ này chúng ta không thể theo dõi hiện tượng. Ngoài ra, việc quan sát Mặt trăng ngay ở chân trời chỉ có thể thực hiện với người ở vùng ven biển.

Như vậy, đối với đa số người sống tại Việt Nam, thời điểm bắt đầu quan sát được hiện tượng sẽ bắt đầu từ sau 18h00 (khi đã diễn ra được một phần pha toàn phần) và có thể quan sát toàn bộ cho tới khi nguyệt thực kết thúc.

* Điểm chú ý cần "bỏ túi" khi bạn xem nguyệt thực toàn phần:

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất