Hiện tượng Trăng máu ngày 8/10 và huyền thoại 4 kỳ trăng máu
Theo tính toán của NASA, ngoại trừ châu Âu, châu Phi và một phần nhỏ khu vực châu Á, hầu hết các vùng còn lại trên thế giới đều có thể quan sát được nguyệt thực lần này, nhất là phía tây Bắc Mỹ, Australia và phía đông châu Á.
Nguyệt thực: Vì sao mặt trăng lại đỏ và lớn khác thường?
Ngày mai (8/10) Việt Nam đón xem hiện tượng trăng máu
Ngày 14/11, siêu trăng lớn nhất trong vòng 70 năm sẽ xuất hiện
Tại Việt Nam, chúng ta cũng có thể đón xem nguyệt thực vào rạng sáng ngày 8/8. Hiện tượng này xảy ra cũng là lúc mặt trăng nhuốm màu đỏ rõ và đẹp nhất.
Hiện tượng này xảy ra cũng là lúc mặt trăng nhuốm màu đỏ rõ và đẹp nhất.
Nguyệt thực đầu tiên đã diễn ra vào đêm 14 - 15/4 vào 21 giờ 20 GMT 14/4 (tức 4 giờ 20 15/4 giờ VN), theo tạp chí Sky and Telescope. Theo dân gian, nguyệt thực cũng chính là mặt trăng máu, do ánh sáng nảy ra từ bề mặt mặt trăng bị khúc xạ khi xuyên qua khí quyển trái đất và biến chị Hằng thành màu đỏ rực (giống như cơ chế nhuộm đỏ bầu trời mỗi khi bình minh và hoàng hôn). Nhưng không dừng lại ở đó, nguyệt thực đêm đầu tuần chỉ là kỳ đầu tiên của một chuỗi sự kiện liên tiếp nhau, lần lượt diễn ra vào tháng 10/2014, tháng 4/2015 và tháng 9/2015, hay còn gọi là tứ kỳ nguyệt thực.
Lần trăng máu vào năm 2003 - (Ảnh: denverpost.com).
Đối với giới thiên văn học và những người yêu mặt trăng, đây quả là một chuỗi sự kiện đáng được chào đón, và hiện chỉ có cư dân các khu vực Bắc Mỹ, bờ biển phía tây Nam Mỹ, Tây Phi và Úc mới xem được. Tuy nhiên, tứ kỳ, mặt trăng máu và ngày tận thế lại là những cụm từ có sự liên hệ lẫn nhau, ít nhất là đối với những người tin vào lời tiên đoán cổ xưa về thảm họa diệt vong của địa cầu. Thay vì quan sát hiện tượng huyền diệu của tự nhiên, một số người đưa ra giả thuyết nhuốm đầy phong cách của Dan Brown, tác giả chuyên viết tiểu thuyết hư cấu với tác phẩm gây tranh cãi Mật mã Da Vinci. “Mặt trời sẽ trở nên tối tăm, và mặt trăng nhuốm màu máu. Ôi ngày vĩ đại, kinh hoàng trước khi Chúa xuất hiện”, theo người khởi xướng là Mục sư John Hagee, tác giả quyển Bốn lần trăng máu: Điều gì đó sắp thay đổi xuất bản năm 2013, dẫn lời ngôn sứ Joel trong Kinh Thánh.
Tứ kỳ huyết nguyệt.
Tờ The Daily Express dẫn lời Mục sư Hagee dẫn giải rằng cứ mỗi lần diễn ra tứ kỳ huyết nguyệt trong 500 năm qua, hiện tượng này lại trùng hợp với một thảm kịch nào đó của người Do Thái, hoặc là dịp lễ quan trọng. Trong 4 lần mặt trăng máu sắp tới đây, sự kiện vào ngày 15/4/2014, 4/4/2015 đều trùng với dịp lễ Quá hải, kỷ niệm việc rời khỏi Ai Cập, và 2 kỳ vào ngày 8/10/2014 và 28/9/2015 rơi vào lễ Đền tạm. Tuy nhiên, theo bài viết trên trang EarthSky.org, chuyên gia Bruce McClure và Deborah Byrd nói rằng chẳng có gì phải ngạc nhiên khi các kỳ trăng tròn trùng hợp với những ngày lễ quan trọng của người Do Thái, vì lịch của dân tộc này về cơ bản là lịch âm. “Khôi hài hơn là có đến 3 trong số 4 lần nguyệt thực sẽ không được nhìn thấy từ Israel”, theo hai chuyên gia trên.
Bên cạnh đó, tứ kỳ huyết nguyệt, trong khi xuất hiện ít hơn trăng xanh, hoàn toàn không phải là chuyện gì hiếm hoi. Theo chuyên gia Byrd, đây cũng không phải là lần tứ kỳ huyết nguyệt đầu tiên trong thế kỷ 21, với lần đầu rơi vào năm 2003 - 2004. Và cộng thêm đợt hiện tại 2014 - 2015, sẽ có đến 7 lần hiện tượng trên xuất hiện cho đến năm 2100. Nếu dựa trên các số liệu và những gì đã diễn ra trong quá khứ, có vẻ như trái đất sẽ trải qua bốn lần trăng máu kỳ này một cách bình thường như những lần trước đó.
Trăng máu hay Nguyệt thực toàn phần là hiện tượng thiên văn bình thường khi mặt trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất và che mất nguồn ánh sáng Mặt Trời. |
- Hiện tượng thiên nhiên kỳ thú “mặt trăng máu” sắp xuất hiện ở Việt Nam