Hiện tượng thiên nhiên kỳ thú “mặt trăng máu” sắp xuất hiện ở Việt Nam

Nguyệt thực một phần - hiện tượng thiên văn được xem là đáng chú ý nhất trong năm 2017 có thể quan sát được tại Việt Nam sẽ diễn ra vào đêm mồng 7, rạng sáng 8/8.

Thông tin trên được anh Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam chia sẻ với phóng viên.

Theo đó, khu vực quan sát trọn vẹn nguyệt thực một phần trong tháng Tám này là phần lớn châu Á (bao gồm Việt Nam), bờ Đông châu Phi và hầu hết châu Đại dương. Phần còn lại của châu Á, châu Phi và toàn bộ châu Âu có thể quan sát một phần của hiện tượng này.

Hiện tượng thiên nhiên kỳ thú “mặt trăng máu” sắp xuất hiện ở Việt Nam
Nguyệt thực toàn phần là hiện tượng thiên văn đáng quan sát tại Việt Nam trong năm 2017. (Nguồn: AFP/TTXVN).

Anh Sơn cho hay, tính theo giờ Việt Nam, hiện tượng nguyệt thực một phần sẽ diễn ra theo lịch trình cụ thể là khoảng 22 giờ 50 phút ngày 7/8 nguyệt thực nửa tối bắt đầu; 00 giờ 22 phút ngày 8/8, nguyệt thực một phần bắt đầu; 1 giờ 20 phút ngày 8/8, nguyệt thực đạt cực đại; 2 giờ 18 phút ngày 8/8. Thời điểm này, một phần của mặt trăng sẽ chuyển sang màu đỏ thẫm, nguyệt thực một phần kết thúc và 3 giờ 50 phút ngày 8/8, nguyệt thực nửa tối kết thúc.

Theo khoảng thời gian nói trên, hiện tượng này rơi vào nửa đêm. Ở pha nguyệt thực nửa tối, Mặt Trăng ới đi vào vùng bóng nửa tối của Trái Đất nên rất sáng, chỉ tối đi một chút và có thể có màu đỏ nhạt. Vào pha một phần, Mặt Trăng bắt đầu đi vào vùng bóng tối hoàn toàn của Trái Đất và phần đi vào vùng đó chuyển sang đỏ thẫm và rất tối so với phần còn lại. Pha một phần là giai đoạn đáng chú ý nhất khi quan sát hiện tượng này.

Vẫn theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, người quan sát có thể dùng mắt thường để theo dõi hiện tượng. Tuy nhiên, nếu có một chiếc kính thiên văn nhỏ hoặc ống nhòm hoặc ống kính camera có độ phóng đại quang học cao (trên 10x) sẽ là dụng cụ hỗ trợ tốt hơn cho việc quan sát.

Bên cạnh đó, người quan sát cần lưu ý điều kiện thời tiết (không mưa hoặc mây mù che) để quyết định có thức đêm xem hiện tượng này hay không.

Trăng máu hay Nguyệt thực toàn phần là hiện tượng thiên văn bình thường khi mặt trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất và che mất nguồn ánh sáng Mặt Trời. Còn màu đỏ như máu của mặt trăng là do ánh sáng từ bề mặt mặt trăng bị khúc xạ khi xuyên qua khí quyển trái đất và biến thành màu đỏ rực qua mắt người (giống như cơ chế nhuộm đỏ bầu trời mỗi khi bình minh và hoàng hôn).
  • Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
  • Hiện tượng Trăng máu ngày 8/10 và huyền thoại 4 kỳ trăng máu
  • Nguyệt thực: Vì sao mặt trăng lại đỏ và lớn khác thường?
  • Hình ảnh mặt trăng máu đổi màu
Loading...
TIN CŨ HƠN
Bản hợp xướng của sóng plasma xung quanh Trái Đất

Bản hợp xướng của sóng plasma xung quanh Trái Đất

Các nhà khoa học tại Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã nghe thấy những âm thanh kỳ lạ được tạo ra bởi sóng plasma trên bầu trời.

Đăng ngày: 01/08/2017
Bác sĩ người Anh rao bán đất giá rẻ trên sao Hỏa

Bác sĩ người Anh rao bán đất giá rẻ trên sao Hỏa

Philip Davies, bác sĩ gia đình người Anh, đang rao bán đất trên sao Hỏa qua website Mars.Sale của mình.

Đăng ngày: 01/08/2017
Phát hiện vật liệu tạo màng tế bào trên mặt trăng Titan

Phát hiện vật liệu tạo màng tế bào trên mặt trăng Titan

Các nhà khoa học của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết phi thuyền Cassini lần đầu tiên phát hiện các phân tử vinyl cyanide trên mặt trăng Titan của sao Thổ.

Đăng ngày: 01/08/2017
Tân trang container thành nơi sống trong vũ trụ

Tân trang container thành nơi sống trong vũ trụ

Đây là một phần dự án của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) nhằm xây dựng

Đăng ngày: 31/07/2017
Phát hiện mặt trăng lớn hơn Trái đất tới 17 lần

Phát hiện mặt trăng lớn hơn Trái đất tới 17 lần

Nếu vật thể vừa được Kính viễn vọng Không gian Hubble xác nhận là một mặt trăng, thì đây là mặt trăng đầu tiên được tìm thấy ngoài hệ Mặt trời của chúng ta.

Đăng ngày: 31/07/2017
Vệ tinh nhỏ nhất mở đường du hành giữa các vì sao

Vệ tinh nhỏ nhất mở đường du hành giữa các vì sao

Chế tạo thành công vệ tinh có kích thước siêu nhỏ là tiền đề cho những con tàu vũ trụ du hành giữa các vì sao.

Đăng ngày: 30/07/2017
Vụ nổ tia gamma dữ dội nhất trong vũ trụ

Vụ nổ tia gamma dữ dội nhất trong vũ trụ

Vụ nổ tia gamma xảy ra khi một ngôi sao khổng lồ chết đi, phát nổ như một siêu tân tinh và sụp đổ thành lỗ đen.

Đăng ngày: 29/07/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News