Bí mật bị bỏ quên bên trong cây hoa tulip
Loài cây hoa thường được trồng làm cảnh trong vườn này ẩn chứa một bí mật bất ngờ.
Trong một nghiên cứu mới được công bố, các nhà sinh hóa đến từ Đại học Jagiellonian (Ba Lan) và Đại học Cambridge (Anh), cho biết phát hiện ở cây hoa tulip có thể mở đường cho việc phát triển các phương pháp lưu trữ carbon mới.
Gỗ của loài cây hoa tulip (tên khoa học: Liriodendron) không phải là gỗ cứng hay gỗ mềm. Đây là gỗ giữa, và tác dụng của nó mới chỉ được hé lộ trong một nghiên cứu gần đây (Ảnh: Wikipedia).
"Cả hai loài cây tulip vốn đều được biết đến là có khả năng cô lập và thu giữ carbon cực kỳ hiệu quả", Łyczakowski, trưởng nhóm nghiên cứu, giải thích. "Cấu trúc sợi lớn của chúng giống như sự thích nghi tự nhiên, giúp chúng dễ dàng tiếp xúc với lượng carbon lớn trong khí quyển".
Nhìn lại lịch sử, từ khoảng 30 đến 50 triệu năm trước, lượng carbon dioxide trong khí quyển Trái Đất từng sụt giảm nhanh chóng. Cùng thời điểm đó, hai loài cây hoa tulip (tên khoa học: Liriodendron tulipifera và Liriodendron chinense) phát triển mạnh mẽ.
Các nhà nghiên cứu cho rằng điều này hoàn toàn không phải là sự tình cờ. Chúng ắt hẳn đã đóng góp một phần quan trọng trong việc cân bằng lượng khí carbon trong bầu khí quyển.
Sau khi giải phẫu các thành tế bào thứ cấp của cây gỗ bằng cách sử dụng kính hiển vi điện tử quét (cryo-SEM), nhóm nghiên cứu tìm thấy một cấu trúc sợi lớn đặc trưng, được gọi là "macrofibril".
Điều này có thể giúp giải thích tại sao cây tulip lại có hiệu quả cao trong việc thu giữ carbon tới vậy.
Một cây hoa tulip trong Vườn thực vật của Đại học Cambridge (Ảnh: Kathy Grube).
Được biết, các thành tế bào thứ cấp này xuất hiện sau khi thành tế bào sơ cấp hình thành, có chức năng củng cố cấu trúc của cây. Đây cũng là nơi chứa phần lớn sinh khối gỗ của cây.
Ngoài việc phát hiện ra loại gỗ mới, các nhà nghiên cứu còn tìm thấy hai loại thực vật hạt trần thuộc chi Gnetum (còn gọi là cây gấm) có cùng cấu trúc thành tế bào thứ cấp giống như thực vật thân gỗ, hạt kín.
Điều này cho thấy, thực vật hạt kín (thực vật có hoa) và thực vật hạt trần (thực vật tạo hạt) có nhiều điểm chung hơn những gì ta nghĩ, và sự khác biệt giữa chúng không phải lúc nào cũng rõ ràng.
Theo Łyczakowski, những khám phá này mang đến ý nghĩa to lớn đối với nhiều lĩnh vực, từ sinh học đến kỹ thuật.
Theo đó, các thành tế bào thứ cấp của cây gỗ có tác động trực tiếp đến mật độ và độ bền của gỗ được sử dụng trong xây dựng.
Chúng cũng là hệ thống lưu trữ carbon lớn nhất trong sinh quyển trên Trái đất, đóng vai trò quan trọng để thúc đẩy các chương trình thu giữ carbon, giúp giảm thiểu biến đổi khí hậu.
- Cây tre Nhật giúp Edison tạo ra bóng đèn như thế nào?
- Lạ đời ngô mọc cục u lạ, nông dân rầu rĩ, người sành ăn sẵn lòng chi nhiều tiền để mua về
- Phát hiện mới: Cây cối cũng "nín thở" vì khói cháy rừng