Lạ đời ngô mọc cục u lạ, nông dân rầu rĩ, người sành ăn sẵn lòng chi nhiều tiền để mua về
Khi người Aztec mở rộng đế chế rộng lớn của họ ở Thung lũng Mexico vào thế kỷ 14 đến thế kỷ 16, một trong những câu hỏi lớn nhất mà họ phải đối mặt là làm thế nào để nuôi sống hàng triệu người dân.
Câu trả lời cuối cùng đã đến trong các hệ thống ruộng bậc thang được tưới tiêu và chinampa (đảo nổi nhân tạo phục vụ cho nông nghiệp), nhờ đó mang lại đủ lương thực để duy trì dân số ngày càng tăng.
Những hoạt động nông nghiệp tiên tiến này là nền tảng của một chế độ ăn uống đa dạng bao gồm cà chua, ớt, đậu, bí và tất nhiên là ngô - loại cây trồng thiêng liêng trong thần thoại Aztec. Nhưng giống như hầu hết các nền văn minh khác, người Aztec đã gặp phải những thách thức bất ngờ trong cuộc cách mạng nông nghiệp của họ, đòi hỏi họ phải thích nghi. Một trong những khám phá đó là huitlacoche.
Còn có tên gọi khác là cuitlacoche, huitlacoche là bệnh than ngô, một loại nấm bào tử ăn ngô trước khi phần tai nấm phát triển đầy đủ.
Đối với những người nông dân, khi ngô bị "nổi u" có nghĩa là sản lượng sẽ bị giảm sút. (Ảnh: Baidu)
Loại bệnh này xuất phát từ loại nấm Ustilago maydis, chúng thường phát triển ở các vùng trồng ngô. Chúng tạo thành sau khi trời mưa trên những bắp ngô. Chúng là những cục u màu trắng, hồng, xám hoặc đen. Quá trình lây lan bệnh thường diễn ra vào mùa mưa hàng năm và dẫn đến sự phát triển mạnh của nấm, làm biến dạng hạt ngô và khiến chúng có hình dạng đáng sợ đối với đa số người dân.
Những cục mốc ngô này trông rất xấu xí, chúng có kích thước to bất thường so với các hạt ngô với lớp vỏ bên ngoài mịn màng màu trắng xám còn bên trong đen sì. Nhiều người cho rằng những cục mốc này có mang mầm bệnh nên khi phát hiện ra thường tìm cách tiêu hủy những bắp ngô này.
Đây là 1 loại nấm bệnh gây hại trên cây ngô. (Ảnh: Baidu)
Nhưng trên thực tế chúng không hề có độc, trái lại, những người sành ăn trên thế giới, khi bắt gặp những cục mốc ngô họ còn sẵn lòng trả giá cao để được sở hữu chúng. Tại sao lại có chuyện kỳ lạ như vậy?
Đó là bởi những cục u xấu xí này không độc, chúng có vị ngọt và có giá trị dinh dưỡng rất cao. Từ những cục mốc ngô này họ có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon vô cùng đặc sắc. Tuy nhiên, mốc ngô chỉ có thể nấu hoặc ăn sống khi chín mềm, còn khi hóa khô thì không thể ăn được.
Khi nấu chín, huitlacoche mang lại cảm giác mềm mại nhờ các chất xơ của ngô. Nó cũng rất giống với loại nấm mà nhiều đầu bếp yêu thích trong món risotto, món hầm và bánh mì kẹp thịt của họ.
Tuy nhiên, nó không hề độc hại với người, trái lại còn có thể dùng để ăn và chữa bệnh. (Ảnh: Baidu)
Những món ăn này thường sẽ mang mùi vị của cả ngô và nấm, ngoài ra còn có màu đen. Ví dụ như người Mexico, họ thường chế biến những cục mốc ngô thành món khai vị quesadillas, bánh ngô tamales, súp, hoặc taco.
Để món ăn tăng thêm hương vị đậm đà, người ta thường chế biến chúng với tỏi và ớt. Mốc ngô có thể nấu cùng với thịt gà hoặc cá hay bất cứ nguyên liệu nào bởi chúng rất dễ kết hợp. Thậm chí, những món ăn làm từ nấm mốc ngô còn được đưa vào phục vụ tại nhiều nhà hàng trên thế giới.
Tại nhiều nước, nấm mốc ngô được chế biến thành nhiều món ăn ngon. (Ảnh: Baidu)
Bên cạnh đó, cục mốc ngô còn có thể làm thuốc chữa bệnh. Theo cuốn sách "Trung Hoa bổn thảo", chúng có tác dụng an thần, hỗ trợ rất tốt cho lá lách, dạ dày, gan và túi mật. Trong nấm mốc ngô có hàm lượng lớn chất xơ, khoáng chất, sắt, vitamin A, B1, B2, B6, C, kali… Người Mỹ đã đưa loại nấm mốc ngô này vào danh các lại nấm ăn được.

Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara
Cái nắng, cái nóng như thiêu như đốt ở sa mạc nóng nhất thế giới có vẻ "chẳng nhằm nhò" gì với những chú kiến bạc Sahara.

Dế mèn và các thông tin thú vị có thể bạn chưa biết
Dế mèn thuộc họ côn trùng, có quan hệ gần gũi với châu chấu, cào cào và muỗm; cơ thể hình trụ, đầu tròn và cặp râu dài. Dế mèn...

Bọ ngựa
Là loài côn trùng cỡ lớn, dài 40 - 80 mm, có hai cánh trước và hai cánh sau phát triển rộng. Hai cánh sau trông như tấm kính và chỉ ở viền trước trên đầu mút, cánh có màu xanh lá c&acir

Khám phá loài hoa 300 năm ở Bắc Cực
Cây hoa la bàn có tên khoa học là Silene acaulis. Đây là loài thực vật đặc biệt có thể sống tới 300 năm tại vùng Bắc cực lạnh giá và nở hoa rực rỡ trong điều kiện khắc nghiệt.

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới
Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Phân biệt đào bích và đào phai
Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.
