Sinh vật đáng sợ biến con mồi thành xác sống rồi ăn sạch nội tạng
Âm thầm biến con mồi thành một xác sống, hoạt động theo sự điều khiển của mình, trong khi đó âm thầm ăn sạch nội tạng của mục tiêu và cuối cùng giết chết nó để phục vụ cho mục đích sinh sản. Bạn hãy cảm thấy may mắn bởi mục tiêu của sinh vật đáng sợ này không phải là con người.
Nếu là fan hâm mộ của dòng phim khoa học viễn tưởng, chắc hẳn bạn sẽ đồng ý với quan điểm: Một trong những loài quái vật đáng sợ nhất chính là thực thể có thể phát triển ngấm ngầm bên trong và cuối cùng chiếm quyền kiểm soát cơ thể nạn nhân.
Trên thực tế, ngay ở chính địa cầu của chúng ta cũng tồn tại một sinh vật đáng sợ không kém gì các sản phẩm giả tưởng, với khả năng biến mục tiêu của mình thành “xác sống” và cuối cùng kết liễu nạn nhân, để phục vụ cho mục đích sinh sản. Sinh vật đang được nhắc đến ở đây chính là một loài nấm mang tên Entomophthora muscae hay còn được biết đến với danh xưng “Nấm diệt ruồi”.
Có thể tóm gọn toàn bộ quá trình nấm Diệt ruồi biến một con côn trùng khỏe mạnh trở thành xác sống và rồi mất mạng như sau:
Sau khi bào tử nấm thâm nhập vào cơ thể, nó sẽ nhanh chóng nảy mầm trong vòng vài tiếng; tiếp theo ống mầm sẽ đâm xuyên qua lớp cuticle bên ngoài cơ thể con côn trùng, một khi tiếp cận được hệ tuần hoàn, các tế bào trần của nấm sẽ được bơm vào haemolymph, thứ tương tự như máu chảy trong hệ tuần hoàn của động vật chân khớp; hệ sợ nấm sẽ phát triển vào khu vực trên não ruồi có nhiệm vụ điều khiển hoạt động bay. Lúc đã nắm được quyền điều khiền, con ruồi lúc này không khác gì một xác sống, mọi hoạt động mà nó thực hiện đều phục vụ cho kẻ đang nằm ở bên trong.
Vào thời điểm con ruồi đã kiệt quệ hoàn toàn và chuẩn bị chết, nấm Diệt ruồi sẽ điều khiển nó bò lên một điểm thật cao, để phục vụ cho việc sinh sản của nấm.
Điều thú vị là nấm Diệt ruồi sẽ buộc nạn nhân của mình không được bay mà chỉ bò. Trong quá trình này, nấm tiếp tục phát triển sợi nấm ăn lan ra toàn bộ cơ thể và bắt đầu tiêu hóa dần cơ quan nội tạng của ruồi, điều cũng sẽ giết chết sinh vật đáng thường này 5-7 ngày sau đó.
Khi lên đến đỉnh, nạn nhân sẽ thực hiện một chuỗi các hành động kì lạ như: duỗi thẳng chân sau; mở rộng cánh. Đồng thời, các cơ quan chứa bào tử nấm sẽ bắt đầu nhô ra khỏi phần bụng của con ruồi.
Vào thời điểm con ruồi đã kiệt quệ hoàn toàn và chuẩn bị chết, nấm Diệt ruồi sẽ điều khiển nó bò lên một điểm thật cao. Khi lên đến đỉnh, nạn nhân sẽ thực hiện một chuỗi các hành động kì lạ như: duỗi thẳng chân sau; mở rộng cánh; há miệng và nhỏ ra một loại chất lỏng dính như keo dính chặt con vật vào nơi nó đang đứng. Những hành vi này được cho là giúp đảm bảo bào tử nấm được phát tán xa nhất có thể.
Bào tử nấm được phóng ra từ phần bụng ruồi với tốc độ rất nhanh và chờ đợi nạn nhân kế tiếp.
Con ruồi cuối cùng sẽ chết cứng đờ trong tư thế này. Sau đó không lâu, các bào tử trắng của nấm sẽ bắt đầu được phát tán từ phần bụng, với tốc độ cực nhanh và tiếp tục nhắm tới những con ruồi xấu số khác.

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới
Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Phân biệt đào bích và đào phai
Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Top 8 loài hoa đắt đỏ nhất hành tinh, có tiền cũng chưa chắc mua được
Thậm chí có loài hoa hiếm tới mức chưa ai có thể định giá được nó.

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ
Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
