Phát hiện rận ăn lưỡi ký sinh trong miệng cá
Khi các nhà khoa học chụp X quang đầu của một con cá bàng chài, họ phát hiện một loài giáp xác ký sinh đã ăn cụt và thay thế lưỡi của vật chủ.
Trên hành tinh của chúng ta có nhiều loài ký sinh trùng đáng sợ, nhưng ít sinh vật có thể sánh ngang với loài bọ chân đều, hay còn gọi là rận ăn lưỡi (Cymothoa exigua) về mức độ rùng rợn mà chúng mang lại.
Sinh vật này xâm nhập vào cá qua mang, bám vào chúng cho đến khi trưởng thành. Lúc này, chúng sẽ chuyển giới tính từ đực sang cái.
Khi quá trình này hoàn tất, ký sinh trùng bắt đầu tìm đường đến miệng cá. Tại đây, nó bám chặt vào lưỡi của cá bằng những gai nhọn hoắt ở chân, và bắt đầu hút máu "điên cuồng".
Sau một thời gian, các mạch máu của cá tại khu vực này không thể đáp ứng nhu cầu từ ký sinh trùng. Cuối cùng, lưỡi của cá sẽ bị thiếu máu, dẫn tới hoại tử và rụng mất.
Lúc này, một quá trình kinh hoàng sẽ diễn ra, khi con rận ăn lưỡi trở thành "vật thay thế" cho lưỡi cá, giống như một bộ phận giả. Được biết, Cymothoa exigua là sinh vật duy nhất trên Trái Đất có thể thay thế toàn bộ cơ quan của vật chủ mà không khiến vật chủ bị chết trong quá trình này.
Bọ chân đều (màu xanh) trong khoang miệng cá bàng chài. (Ảnh: Live Science).
Có khoảng 380 loài bọ chân đều ăn lưỡi và phần lớn nhằm vào một loại cá riêng, theo Thủy cung Two Oceans ở Cape Town, Nam Phi. Chúng tiến vào cơ thể cá qua mang, bám vào lưỡi và tiết ra chất chống đông để giữ cho máu chảy liên tục. Chúng bám chặt gốc lưỡi bằng 7 cặp chân, làm giảm nguồn cung cấp máu khiến cơ quan này cuối cùng teo đi và rụng, theo Bảo tàng Australia.
Sau đó, cơ thể của bọ chân đều hoạt động như một chiếc lưỡi bình thường trong khi tiếp tục hút dịch nhầy từ con cá. Mối quan hệ cộng sinh giữ cá và bọ chân đều kéo dài trong hàng năm trời. Trong nhiều trường hợp, con cá thậm chí sống lâu hơn kẻ ký sinh, theo Stefanie Kaiser, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ ở Viện nghiên cứu nước và khí quyển tại Wellington, New Zealand.
Nhà sinh vật học Kory Evans, phó giáo sư ở Đại học Rice tại Houston, Texas bắt gặp con cá và chiếc lưỡi sống của nó trong dự án chụp cắt lớp một họ cá bàng chài sống ở rạn san hô. Mục tiêu của dự án là tạo ra cơ sở dữ liệu X quang 3D cấu tạo xương của họ cá này nhằm cung cấp cho các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới.
"Sáng hôm đó, tôi so sánh hình dáng hộp sọ của những con cá khác nhau và phải đặt vật đánh dấu kỹ thuật số trên các bộ phận cơ thể. Khi kiểm tra loài cá có tên khoa học Odax cyanomelas ở New Zealand, tôi chú ý tới thứ kỳ lạ trong khoang miệng. Nó trông giống một loại côn trùng nào đó. Sau đấy tôi chợt nghĩ loài cá này ăn tảo biển. Vì vậy, tôi xem lại ảnh chụp và phát hiện ra con rận ăn lưỡi", Evans kể lại.

8 loại ký sinh trùng có nguy cơ lẩn trốn trong thức ăn bạn ăn hàng ngày
Nếu không cẩn thận, bạn hoàn toàn có thể ăn phải những ký sinh trùng này mà không hề hay biết.

Chanh ngón tay - Loại chanh giống trứng cá hồi đắt nhất thế giới
Giá thành cho 1kg của loại quả này tới hàng triệu đồng nhưng giới nhà giàu Trung Quốc vẫn săn lùng đặt mua cho bằng được.

Loại đào "tiến vua" có gì đặc biệt mà có giá bán tới hàng chục, hàng trăm triệu đồng?
Đào Thất thốn là một loại đào cảnh cổ, hiếm và có sức sống rất mãnh liệt. Cây có dáng lùn, lá to, dài, có màu xanh đậm, từ gốc đến cành đều sùi phồng, nổi những u, mấu xù xì tạo nên vẻ cổ kính, phong trần.

Những loài ký sinh kinh dị trên cơ thể người
Cơ thể người là một mảnh đất màu mỡ cho các loài “quái vật” kinh dị ký sinh. Chúng ăn, ở, sinh sôi nảy nở và sau đó quay lại làm hại chúng ta.

Cận cảnh quá trình ve sầu "thoát xác"
Trong một dịp đi nghiên cứu về các loài sinh vật, côn trùng, nhà nhiếp ảnh Thomas Marent đã may mắn chứng kiến quá trình một chú ve sầu lột xác.

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ
Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.
