Loài cá chỉ mất 20 ngày để chuyển giới từ cái thành đực

Cá bàng chài cái khi chuyển giới thành con đực hormone nữ tắt trong 1 - 2 ngày, mọc tinh hoàn và sẵn sàng giao phối với cá cái khác.

Nhà nghiên cứu Erica Todd ở Đại học Otago, New Zealand, và cộng sự thu thập một số con cá bàng chài đầu xanh đực tại vài địa điểm ở rạn san hô ngoài đảo Key Largo ở Florida để thúc đẩy cá cái chuyển giới. Sau đó, họ bắt những con cá cái đang chuyển giới và xem xét những gì diễn ra bên trong cơ thể chúng. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science Advances hôm 10/7.

Loài cá chỉ mất 20 ngày để chuyển giới từ cái thành đực
Cá bàng chài đầu xanh đực có màu xanh lá cây và xanh dương bơi cạnh cá cái màu vàng. (Ảnh: Florida Museum).

Các nhà nghiên cứu phát hiện việc mất con đực khiến một số con cái căng thẳng. Chúng trở nên hung dữ hơn và bắt đầu thể hiện hành vi tán tỉnh thường thấy ở con đực. Ở những cá thể nổi trội trong đàn, gene gắn liền với hormone nữ tắt trong 1 - 2 ngày, màu sắc của chúng bắt đầu thay đổi. Thông thường, cá cái có màu vàng hoặc nâu trong khi cá đực có màu xanh lá cây và xanh dương.

Cùng lúc, mô sản sinh trứng trong buồng trứng của cá bàng chài đầu xanh cái bắt đầu thu nhỏ và bị thế chỗ bởi mô sản sinh tinh trùng. Chỉ sau 8 - 10 ngày, buồng trứng ở cá trưởng thành biến đổi thành tinh hoàn, con cá có thể giao phối với cá cái khác và sinh sản.

Sau 20 ngày, con cá có đủ màu sắc của cá đực và quá trình chuyển giới hoàn tất. "Cá bàng chài đầu xanh gây ấn tượng về tốc độ. Những loài khác mất thời gian lâu hơn", Todd nhận xét.

Khoảng 500 loài cá có thể chuyển giới. Phổ biến nhất là cá cái chuyển giới thành cá đực nhưng ở một số loài như cá hề, con đực có thể chuyển giới thành con cái. Ít nhất một loài là cá diều hâu ở phía nam Nhật Bản, con cái không chỉ có khả năng chuyển giới thành con đực mà còn quay trở lại giới tính ban đầu được nếu cần.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Đâu là lí do sâu xa mà các loài vật được chọn để thuần hóa?

Đâu là lí do sâu xa mà các loài vật được chọn để thuần hóa?

Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao tổ tiên chúng ta lại chọn một số loài nhất định như ta thấy ngày nay để thuần hóa – chứ không phải là những loài khác chưa?

Đăng ngày: 12/07/2019
Loài giun 41.000 năm tuổi đang sống lại từ băng giá

Loài giun 41.000 năm tuổi đang sống lại từ băng giá

Các loại vi khuẩn và động vật đa bào đang dần hồi sinh khi băng ở cực bắt đầu tan chảy. Một trong những mẫu vật có tuổi thọ lên tới 41.000 năm.

Đăng ngày: 10/07/2019

"Lợn đội lốt cừu" ba lần thoát khỏi lò mổ

Con lợn đực hiếm có bộ lông xoăn tít như lông cừu không chỉ nhiều lần thoát chết mà còn tìm được "bạn gái" sau khi đến khu bảo tồn.

Đăng ngày: 10/07/2019
Các nhà khoa học tìm ra cách tính tuổi thọ của các loài động vật

Các nhà khoa học tìm ra cách tính tuổi thọ của các loài động vật

Các nhà di truyền học Tây Ban Nha chứng minh rằng chiều dài lelomere (trình tự lặp lại của DNA ở các đầu mút nhiễm sắc thể) phản ánh tuổi thọ trung bình không chỉ của con người, mà của mọi cư dân trên hành tinh chúng ta.

Đăng ngày: 10/07/2019
Bạn đã bao giờ thấy một con tôm lột xác chưa? Nó ấn tượng thế này cơ mà!

Bạn đã bao giờ thấy một con tôm lột xác chưa? Nó ấn tượng thế này cơ mà!

Video tôm lột xác quay tại Việt Nam nhưng ấn tượng đến mức lên cả báo nước ngoài.

Đăng ngày: 08/07/2019
Vì sao chất thải của chim có màu trắng?

Vì sao chất thải của chim có màu trắng?

Axit uric do thận bài tiết là nguyên nhân khiến chất thải của chim có màu trắng.

Đăng ngày: 07/07/2019
Một con mèo đã từng làm tác giả nghiên cứu khoa học công bố hồi năm 1975

Một con mèo đã từng làm tác giả nghiên cứu khoa học công bố hồi năm 1975

Đây là câu chuyện hoàn toàn có thật xảy ra vào năm 1975 và nghiên cứu này đã được bình duyệt, sau đó công bố trên tạp chí Physical Review Letters nhằm mô tả kết quả thí nghiệm khám phá tính chất của đồng vị Heli-3 tại nhiều nhiệt độ khác nhau.

Đăng ngày: 07/07/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News