Vì sao người già lại thấp đi?

Nếu bạn đang ở tuổi thanh niên thì không có gì đáng lo cả. Cho đến 30 tuổi hoặc khoảng đó, bạn sẽ còn tiếp tục cao lên.

Tuy nhiên, sau đó, hầu hết mọi người bắt đầu từ từ thay đổi. Và đến khoảng 80 tuổi, bạn sẽ thấp đi khoảng 5-6cm so với lúc cao nhất.

Cột sống, cơ và khớp

Chính xác thì bộ phận nào của cơ thể thay đổi nhiều như vậy? Bí mật nằm ở những bộ phận giúp cho cơ thể đứng thẳng – tức là cột sống. Cột sống được tạo nên từ 33 mảnh xương rất nhỏ gọi là đốt sống. Ở giữa hầu hết các đốt sống là các đĩa đệm tạo thành từ các tế bào mềm hơn.

Bên trong các đĩa đệm mềm này là chất nhầy giống như thạch và thành phần chủ yếu của nó là nước. Nó có tác dụng như bộ phận giảm chấn khi bạn đi, chạy và nhảy.

Khi bạn già đi, các đĩa đệm này từ từ mất nước và trở nên dẹt hơn một chút. Nhưng vì có đến 23 đĩa đệm nên chúng tạo nên ¼ chiều dài của cột sống. Mỗi một đĩa đệm xẹp đi một chút, cộng lại sẽ làm giảm chiều cao của bạn.

Cơ của người già cũng nhỏ đi và yếu hơn, xương mỏng hơn và khoảng cách giữa các xương trong các khớp cũng nhỏ đi. Những yếu tố này cũng làm thay đổi chiều cao của bạn.

Người ta có thể thay đổi rất nhiều

Mặc dù một thay đổi nhỏ về chiều cao ở người già là điều bình thường, nhưng thay đổi quá nhiều (hơn 5 cm) có thể là một vấn đề. Đây có thể là dấu hiệu của một căn bệnh làm cho xương trở nên giòn, quá yếu và dễ bị gãy.

Khi cơ yếu đi, đặc biệt là các cơ hỗ trợ xương sống, thì xương sống có thể bị cong và người đó bị còng lưng. Tình trạng này cũng làm bạn trông thấp hơn. Cơ quá yếu cũng có thể gây ra đau lưng và các vấn đề về cân bằng.

Vì sao người già lại thấp đi?
Một số người có thể bị gù, như người đàn ông này, khiến cho họ trông càng thấp hơn.

Vậy bạn có thể làm gì để không bị thấp đi khi có tuổi? Chắc chắn là có. Nếu bạn ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và thỉnh thoảng có các hoạt động vận dưới ánh nắng thì xương và cơ của bạn sẽ khỏe mạnh và khi già bạn sẽ không bị thấp đi nhiều.

Chiều cao của bạn thay đổi trong ngày

Một điều nữa có thể bạn không nhận ra là ngay cả khi còn trẻ, chiều cao của bạn cũng thay đổi trong ngày. Bạn có chiều cao tối đa khi mới thức dậy vào buổi sáng, nhưng thấp đi có thể đến 2,5 cm trong vòng 3 tiếng sau khi ra khỏi giường.

Đó là vì khi bạn ngủ, cơ thể bạn nghỉ ngơi, nhờ đó nước hồi trở lại nhân nhầy của đĩa đệm trong cột sống. Nhưng khi bạn ra khỏi giường, áp lực đè lên các đĩa đệm này lại làm chúng mất nước và bạn trở nên thấp đi một chút.

Vì thế, nếu bạn thực sự muốn thấy chiều cao tối đa, hãy đo ngay sau khi ra khỏi giường vào buổi sáng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao tốc độ ô tô lại cao, trong khi chiếc xe hầu như không bao giờ đạt tốc độ đó?

Vì sao tốc độ ô tô lại cao, trong khi chiếc xe hầu như không bao giờ đạt tốc độ đó?

Hầu hết chúng ta đều không sở hữu Bugatti Chiron, siêu xe có đồng hồ tốc độ tối đa khoảng 300 dặm/giờ (482 km/h).

Đăng ngày: 15/11/2020
Tại sao Liên Xô chưa từng đặt chân lên Mặt trăng?

Tại sao Liên Xô chưa từng đặt chân lên Mặt trăng?

Tên lửa N1 mang theo bao nhiêu hy vọng cũng như sự hụt hẫng của Liên Xô.

Đăng ngày: 15/11/2020
Vì sao người lớn khó học một ngôn ngữ mới?

Vì sao người lớn khó học một ngôn ngữ mới?

Trong khi trẻ em dễ dàng tiếp thu một ngôn ngữ mới, người lớn thường chật vật để nhớ từ khi học một thứ tiếng mới

Đăng ngày: 14/11/2020
Vì sao khi già con người không còn năng động?

Vì sao khi già con người không còn năng động?

Khi lớn tuổi, mọi người thường mất động lực để học những điều mới hoặc tham gia vào các hoạt động hàng ngày

Đăng ngày: 13/11/2020
Vì sao dơi vẫn có lúc đâm vào tường trong khi bay?

Vì sao dơi vẫn có lúc đâm vào tường trong khi bay?

Đôi khi dơi vẫn bị va vào những bức tường lớn mặc dù chúng dùng hệ thống định vị bằng sóng âm thanh để phát hiện ra những vật cản này.

Đăng ngày: 12/11/2020
Vì sao cơn bão sắp vào biển Đông có tên Vamco?

Vì sao cơn bão sắp vào biển Đông có tên Vamco?

Cơn bão Vamco sắp vào Biển Đông là tên mà cơ quan khí tượng Việt Nam đề xuất, với tên Tiếng Việt là Vàm Cỏ.

Đăng ngày: 11/11/2020
Vì sao máu đông khi nhiễm Covid-19?

Vì sao máu đông khi nhiễm Covid-19?

Một trong những mối nguy hiểm từ Covid-19 là khả năng bí ẩn thúc đẩy hiện tượng máu đông. Nhưng một nghiên cứu mới có thể đã tìm ra nguyên nhân gây đông máu.

Đăng ngày: 11/11/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News