Vì sao các hành tinh trong vũ trụ không lao vào nhau?

Sẽ thật là thảm họa nếu các hành tinh va chạm nhau. Các vụ nổ long trời lở đất và cũng chẳng còn sự sống.

Nếu Trái đất ở rất gần các hành tinh khác và chúng chuyển động ngược chiều nhau thì khả năng đụng độ rất dễ xảy ra. Nhưng thực tế, Trái đất và các hành tinh đều ngoan ngoãn quay trên những quỹ đạo nhất định khiến cho chuyện đó là không thể.

Vì sao các hành tinh trong vũ trụ không lao vào nhau?
Các hành tinh va chạm nhau là chuyện không thể.

Mặt trăng là thiên thể gần Trái đất nhất, cách chúng ta 384.000km. Khoảng cách giữa Mặt trời và Trái đất là 149,6 triệu km (hãy tưởng tượng muốn đi bộ tới quả cầu lửa này, bạn phải mất hơn 3.400 năm). Các hành tinh khác trong Hệ Mặt trời cũng ở rất xa, và bởi chịu sức hút của Mặt trời nên chúng đều có một quỹ đạo ổn định. Do đó chúng không có cơ hội đụng độ với hành tinh xanh.

Các ngôi sao khác trong vũ trụ cách Trái đất còn xa hơn nữa. Sao Biling là gần nhất, cách Trái đất 4,22 năm ánh sáng, tức là từ vì tinh tú này tới Trái đất, ánh sáng phải “ì ạch” mất 4 năm 3 tháng.

Trong khoảng không vũ trụ gần Hệ Mặt trời, trung bình các sao cách nhau khoảng trên 10 năm ánh sáng. Hơn nữa, chúng đều chuyển động theo một quy luật nhất định. Mặt trời cũng như tất cả các sao trong dải Ngân Hà đều chuyển động xung quanh trung tâm hệ theo một quy luật riêng chứ không phải là hỗn loạn. Bởi vậy, rất ít khả năng các sao trong dải Ngân Hà va chạm nhau.

Theo tính toán của các nhà khoa học, trong dải Ngân Hà trung bình khoảng một tỷ tỷ năm mới xảy ra một va chạm giữa các sao. Tuy nhiên, xác suất các sao chổi va quyệt vào hành tinh thì thường xuyên hơn nhiều.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao ép tim thổi ngạt có thể làm cơ thể tuần hoàn trở lại?

Tại sao ép tim thổi ngạt có thể làm cơ thể tuần hoàn trở lại?

Hệ thống tuần hoàn được tạo thành từ các mạch máu đưa máu đi và về tim. Động mạch mang máu đi khỏi tim và tĩnh mạch mang máu trở lại tim.

Đăng ngày: 10/11/2020
Vì sao bệnh nhân ung thư cổ tử cung dễ bị tái phát?

Vì sao bệnh nhân ung thư cổ tử cung dễ bị tái phát?

Ung thư cổ tử cung có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, 1/3 bệnh nhân đối mặt nguy cơ tái phát.

Đăng ngày: 09/11/2020
Tại sao lốp dự phòng theo xe chỉ sử dụng trong thời gian ngắn?

Tại sao lốp dự phòng theo xe chỉ sử dụng trong thời gian ngắn?

Thông thường đối với một chiếc xe ô tô, lốp dự phòng có tác dụng sử dụng trong trường hợp khẩn cấp như lốp xe chính bị nổ hay bị xịt hoặc có những hư hỏng khác.

Đăng ngày: 07/11/2020
Vì sao người Mỹ sử dụng đơn vị nhiệt độ F thay vì độ C?

Vì sao người Mỹ sử dụng đơn vị nhiệt độ F thay vì độ C?

Thang đo Fahrenheit được nhà khoa học người Đức Daniel Gabriel Fahrenheit tạo ra vào năm 1724.

Đăng ngày: 04/11/2020
Các nhà làm phim giữ an toàn thế nào khi ghi hình động vật hoang dã? (Phần 2)

Các nhà làm phim giữ an toàn thế nào khi ghi hình động vật hoang dã? (Phần 2)

Để có được những bức ảnh, thước phim đẹp về các loài động vật hoang dã, những nhiếp ảnh gia, nhà quay phim cần nắm bắt nhiều quy tắc quan trọng để giữ cho bản thân được an toàn.

Đăng ngày: 31/10/2020
Vì sao não người lại

Vì sao não người lại "nhăn"?

Hay nói đúng hơn, vì sao não chuột lại phẳng còn não người lại nhăn? Điều gì tạo ra các nếp gấp nhăn đó và nó có ý nghĩa gì?

Đăng ngày: 29/10/2020
Vì sao chim cú có thể nhìn xuyên đêm tối?

Vì sao chim cú có thể nhìn xuyên đêm tối?

(Dân trí) - Một nghiên cứu mới vừa phát hiện ra điểm đặc biệt trong phân tử DNA của loài cú mà nhờ đó chúng có khả năng nhìn rõ mọi vật trong đêm tối.

Đăng ngày: 29/10/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News