Vì sao đứt tay do giấy cứa đau hơn cả dao?

Việc bị đứt tay do không cẩn thận khi làm bếp hay cứa vào mảnh thủy tinh vỡ hẳn sẽ khiến bạn cảm thấy đau đớn. Nhưng tờ giấy trắng đôi khi cũng là “sát thủ” đáng gờm khi khiến bạn bị đổ máu.

>> Tại sao chúng ta lại có vân tay?

Cùng tìm hiểu nguyên nhân vì sao một tờ giấy cũng làm bạn "đổ máu"

Vì sao đứt tay do giấy cứa đau hơn cả dao?

Bạn có bao giờ thắc mắc, tại sao tờ giấy mỏng manh đến vậy cũng đủ khiến bạn bị đứt tay mà đôi khi còn làm bạn thấy đau buốt hơn. Bài viết này sẽ giúp bạn lý giải thắc mắc đó.

Chúng ta biết rằng, các dây thần kinh ngoại biên gồm một mạng lưới sợi thần kinh phân nhánh trên khắp cơ thể. Gắn với mỗi nhánh này là những đầu mút thần kinh đặc biệt có thể cảm nhận kích thích không dễ chịu như vết đứt, bỏng…

Vì sao đứt tay do giấy cứa đau hơn cả dao?

Những đầu mút thần kinh này được gọi là những thụ thể đau (nociecptor). Ở bàn tay hay đầu ngón tay chúng ta chứa hàng triệu thụ thể đau đó. Những thụ thể này phản ứng với hầu như tất cả mọi thứ: nhiệt độ cao, chất hóa học gây hại hay đơn giản hơn là những thứ làm thủng da bạn.

Tế bào thần kinh nhạy cảm đau sẽ truyền những tín hiệu lên não để "báo cáo" về vết thướng mới nhận. Não sẽ làm cơ thể nhận thức được vết thương.

Tuy nhiên, vì sao việc bị đứt tay do giấy lại có xu hướng đau buốt hơn bị dao cắt. Các chuyên gia cho rằng, khi một con dao vô tình cứa vào da của bạn, nó để lại một vết cắt tương đối gọn và sâu hơn. Tuy nhiên, sự linh hoạt, cụ thể là độ mềm, linh hoạt của mép giấy tuy khiến vết cứa nông nhưng lại có tiết diện rộng hơn.

Vì sao đứt tay do giấy cứa đau hơn cả dao?

Không chỉ vậy, một tờ giấy khi cứa lên da bạn còn để lại những hạt hóa học độc hại, làm cho vết thương trở nên khó lành. Dù không chảy máu nhiều nhưng vết thương này lại lại làm cho các mô và tế bào lộ diện ra ngoài mà không có lớp bảo vệ. Mỗi khi dùng tay làm việc gì, vết cắt lại "động đậy" tạo nên sự khó chịu, đau đớn truyền tới não.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng lưu tâm đến vấn đề tâm lý khi ta bị đứt tay bởi giấy. Não chúng ta luôn mặc định rằng, một vật dụng "lành như giấy" sao có thể gây vết thương chảy máu được, do đó mà khi vô tình đứt tay, bạn lại cảm thấy đau hơn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News