Kinh ngạc kỹ thuật cổ xưa lấy gỗ có một không hai của người Nhật
Không cần chặt hạ cây xanh vẫn lấy được gỗ, kỹ thuật cổ xưa của người Nhật khiến thế giới kinh ngạc.
Daisugi là một kỹ thuật lâm nghiệp hàng thế kỷ được phát triển ở Nhật Bản không cần chặt cây vẫn lấy được gỗ, xuất phát từ phương pháp cắt tỉa trên gốc cây tuyết tùng.
Kĩ thuật Daisugi được phát triển vào thế kỷ 14.
Được phát minh bởi người dân vùng Kitayama từ thế kỷ 14, phương pháp này có thể áp dụng ở bất cứ vùng đất nào và cho phép nhà trồng cây rút ngắn chu trình thu hoạch, tăng sản lượng gỗ. Ngày nay kỹ thuật cổ xưa áp dụng nhiều ở các khu vườn trang trí.
Các chồi cây sau khi phát triển sẽ được cắt tỉa cẩn thận khoảng 2 năm một lần, chỉ để lại những cành trên cùng nhằm đảm bảo các nhánh sau phát triển theo chiều thẳng đứng. Do vậy người ta vẫn lấy được gỗ cần dùng nhưng không phải chặt cây tận gốc.
Những cây gỗ thẳng đứng không có nút thắt nhiều người ưa thích lựa chọn sử dụng làm trụ trong những ngôi nhà ở Sukiya-zukuri.
Sau khoảng 20 năm, những chồi cây khổng lồ có thể thu hoạch dưới dạng gỗ Kitayama hoặc được trồng lại để tái sinh rừng.
Hai thập kỷ có vẻ như là một thời gian dài, nhưng cây tuyết tùng được trồng bằng kỹ thuật daisugi thực sự phát triển với tốc độ nhanh hơn so với cây trồng trên đất.
Daisugi được phát triển vào thế kỷ 14, khi Sukiya-zukuri, một phong cách kiến trúc đặc trưng bởi việc sử dụng các vật liệu tự nhiên nở rộ. Những khúc gỗ Kitayama thẳng và không có nút thắt nhiều người ưa thích lựa chọn sử dụng làm trụ trong những ngôi nhà ở Sukiya-zukuri.
Tuy nhiên, diện tích đất trồng có hạn, do vậy để đáp ứng nhu cầu, kỹ thuật Daisugi đã ra đời.
Đến nay ở Kyoto, Nhật Bản vẫn có những cây mẹ hàng trăm năm tuổi.
Đến khoảng thế kỷ 16, nhu cầu về gỗ tuyết tùng Kitayama đã giảm xuống, kỹ thuật daisugi cũng theo đó là được sử dụng hạn chế hơn. Dù vậy, vì hiệu ứng nổi bật của nó, daisugi vẫn được áp dụng trong các khu vườn trang trí trên khắp Nhật Bản.
Đến ngày nay, những "cây mẹ" vẫn có thể tìm thấy ở một số khu vực nhất định của Nhật Bản. Một số trong những cây khổng lồ có đường kính khoảng 15 mét.
- Tại sao tử tù cổ đại được cho ăn một miếng thịt sống bốc mùi trước khi hành hình?
- Kinh ngạc thế giới loài người khác... bên dưới lâu đài trung cổ
- Bí ẩn xác "quái vật" dài 4,5m dạt vào bờ, dân mạng tranh luận kịch liệt về danh tính sinh vật vì mãi vẫn không nhìn ra nó là gì

Những vụ nổ thảm khốc nhất lịch sử liên quan hóa chất phân bón
Vụ nổ ngày 4/8 tại kho chứa 2.750 tấn phân bón hóa học ở Liban khiến ít nhất 78 người chết đã gợi nhớ một số vụ nổ liên quan hóa chất phân bón trên thế giới.

180 tấn chì của nhà thờ Đức Bà Paris sau hỏa hoạn đã bay đi đâu?
Lượng chì của phần nhà thờ Đức Bà Paris bị cháy vào ngày 15-4-2019 lên đến 180 tấn. Tuy nhiên, người ta không tìm thấy vết tích nào của kim loại này ngay sau trận hỏa hoạn. Vậy lượng chì này bay đi đâu?

Amoni nitrat là gì mà gây cháy nổ kinh hoàng?
Vụ nổ kho chứa 2.750 tấn phân bón khiến gầm trăm người chết và hàng ngàn người bị thương, bắt nguồn từ hợp chất hóa học amoni nitrat.

Chuyên gia vũ khí hạt nhân giải thích tại sao vụ nổ ở Lebanon không phải bom nguyên tử
Vụ nổ ở Beirut (Lebanon) đã tạo ra một đám mây hình nấm khổng lồ và làm sóng lan tỏa có thể nhìn thấy bằng mắt, nhưng nó vẫn chưa có các yếu tố đặc trưng nhất của một vụ nổ gây ra bởi vũ khí hạt nhân như bom nguyên tử.

Bí ẩn gia tộc kinh doanh giàu có và kín tiếng nhất mọi thời đại, từng nắm giữ hơn 1.000 tỷ USD tài sản khắp thế giới
Trải qua thời gian, cùng với sự góp sức của 5 người con trai, ông Mayer Rothschild đã biến Rothschild thành một gia tộc kinh doanh giàu có nhất mọi thời đại với hệ thống ngân hàng trải dài khắp châu Âu.

Huyết mạch khổng lồ 2.300km của Mỹ có nguy cơ "bốc hơi" hoàn toàn: Điều gì đang diễn ra?
Đây là thực trạng mà nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới phải đối mặt.
