Cua cổ đại từng gieo rắc "nỗi ám ảnh" dưới đại dương 500 triệu năm trước
Những sinh vật này được ví von với chiếc bàn chải nhà vệ sinh, nằm rải rác dọc theo đáy biển khoảng 500 triệu năm trước, gần khu vực ngày nay là Tây Nam Trung Quốc.
Không chỉ vậy, "chiếc chổi vệ sinh" này còn có đôi mắt lồi nhấp nhô phần đầu, một cặp phần phụ giống như cánh tay cùng phần vây hai bên cứng nhọn, kéo dài đến đuôi. Đó chính là hình dạng của một loài động vật kỳ dị mới, được mô tả sống trong kỷ Cambri (541 triệu đến 485,4 triệu năm trước).
Các nhà khoa học đã tìm thấy nhiều mẫu hóa thạch gần như hoàn chỉnh vào năm 1990 tại Chengjiang Lagerstatte, một địa điểm thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Hóa thạch này thuộc về những cá thể con non có chiều dài khoảng 15 cm và rộng khoảng 5 cm. Chúng là một nhóm động vật chân đốt cổ đại sống ở đại dương, đã tuyệt chủng và được gọi là Radiodonta.
Hóa thạch loài cua kỳ dị.
Ban đầu, các nhà nghiên cứu xác định con vật kỳ quặc này là một loài chân đốt từng được biết đến trước đây. Tuy nhiên, cặp chi gai phía trước của hóa thạch - được gọi là phần phụ của động vật có gai - lại khác với những động vật chân đốt khác.
Họ đặt tên cho loài kỳ lạ là Innovatiocaris maotianshanensis, với tên chi bắt nguồn từ các từ tiếng Latinh: "innovation" - sự đổi mới và "crab" - cua và tên loài liên quan đến Maotianshan, địa điểm ở Chengjiang nơi phát hiện hóa thạch.
Khi còn sống, loài này là một trong những kẻ săn mồi đáng sợ nhất đại dương, cũng là một trong những loài săn mồi khổng lồ lâu đời nhất trên Trái đất. Chúng thống trị hệ sinh thái biển vào đầu kỷ Cambri khoảng 520 triệu năm trước.
Vẻ ngoài đáng sợ của "kẻ săn mồi" dại dương.
Bên cạnh tầm quan trọng về mặt sinh thái, Radiodonta có một hình thái rất kỳ lạ, khiến giới khoa học bối rối trong hơn một thế kỷ kể từ khi phát hiện hóa thạch đầu tiên của chúng vào những năm 1880. Hình dạng kỳ lạ đến nỗi trong nhiều thập kỷ, các bộ phận cơ thể biệt lập được các nhà cổ sinh vật học xác định thuộc nhiều nhóm động vật khác nhau.
Về loài cua kỳ dị nói trên, phần phụ có gai nhọn biểu thị sự săn mồi của những con mồi tương đối lớn, đôi mắt lớn gợi ý rằng nó tầm nhìn tốt. Phần vây dọc thân có thể được sử dụng nhằm thở và bơi lội, trong khi cấu trúc đuôi giúp quay và cơ động. Nhìn chung, cấu trúc cơ thể này khiến con vật này trở thành một kẻ săn mồi đáng sợ.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?
Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Loài người đang bị teo nhỏ vì nguyên nhân đáng sợ?
55 triệu năm trước, những con ngựa sơ khai đã trải qua giai đoạn cơ thể bị teo nhỏ bất thường. Loài người chúng ta có thể đang bước vào giai đoạn đó bởi một tác nhân khó tưởng tượng.
