Tại sao động vật hoang dã uống nước nơi ao, hồ bẩn mà không ốm?

Với tình hình môi trường hiện tại thì nước uống sạch là một trong những vấn đề thách thức đến con người. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, người dân một ngày phải đi bộ tới cả chục cây số mới có nước để dùng, mà cũng không hẳn là nước sạch.

Con người còn thiếu nước sạch để dùng thì nói gì tới động vật hoang dã.

Chúng ta đều biết rằng tiêu thụ một nguồn nước không sạch là rất có hại cho sức khỏe vì những căn bệnh lây lan qua nước uống nằm trong số những căn bệnh chết người và gây ra hàng triệu ca tử vong mỗi năm trên thế giới.

Nhưng rõ ràng động vật hoang dã chúng uống nước bẩn hằng ngày cơ mà, sao chúng vẫn sống sót kỳ diệu vậy?

Tại sao động vật hoang dã uống nước nơi ao, hồ bẩn mà không ốm?
Việc thường xuyên tiêu thụ một nguồn nước sẽ giúp con vật "làm quen" với những vi khuẩn nhất định có trong nguồn nước đó.

Câu trả lời nằm ở "sức chịu đựng" và "thích nghi "

Chúng ta đều cứ nghĩ là rừng thì có sông suối, nhưng kỳ thực các khu rừng cũng không có quá nhiều để cung cấp nước cho những sinh vật sống hoang dã lắm đâu. Đổi lại, chúng phải vượt rất nhiều trở ngại mới có thể tìm được nguồn nước cho mình.

Chính vì vậy, sẽ chẳng có con vật nào dám bỏ cái hồ mà mình hay uống để lui tới một hồ nước khác, đơn giản là chúng không có lựa chọn đó.

Việc thường xuyên tiêu thụ một nguồn nước sẽ giúp con vật "làm quen" với những vi khuẩn nhất định có trong nguồn nước đó và có xu hướng tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Tức là, lúc này cơ thể có thể dễ dàng nhận ra những loại vi khuẩn đó và "giải quyết" chúng hiệu quả hơn. Dù vậy điều này chỉ đúng khi lượng và loại vi khuẩn trong vùng nước khá ổn định. Đối với một thực thể nước nào đó đột nhiên bị nhiễm bẩn nặng nề thì tất nhiên câu chuyện sẽ khác.

Tại sao động vật hoang dã uống nước nơi ao, hồ bẩn mà không ốm?
Bạn nghĩ đây là nước sạch? Chưa chắc!

Ở ngoài tự nhiên, nước bị nhiễm bẩn là một điều rất bình thường. Nhưng không phải nguồn nước nào cũng ô nhiễm đến mức mà có thể gây ra một vấn đề nào đó quá nghiêm trọng khi uống phải. Hơn nữa, đa số khứu giác của các động vật có vú đều phát triển khá nhạy, ở một mức độ nào đó chúng cũng có thể xác định được vùng nước nào bị nhiễm khuẩn và bỏ ngay ý định uống nó.

Bên cạnh đó, nhiễm khuẩn hay nhiễm trùng không có nghĩa là đều dẫn đến bệnh. Sự nhiễm khuẩn diễn ra khi vi sinh vật có hại xâm nhập vào cơ thể và bắt đầu nhân lên. Còn bệnh chỉ diễn ra ở một bộ phận nhỏ trong số người bị nhiễm trùng, đó là khi các tế bào trong cơ thể bị phá hủy và các triệu chứng của bệnh bắt đầu xuất hiện.

Một phần cũng nhờ vào tiến hóa

Như bạn biết đấy, sinh vật nào cũng sinh con đẻ cái để duy trì nòi giống. Đối với những cá thể đã sống sót được sau khi uống nước bẩn, con của chúng sẽ được cha/mẹ đặc biệt di truyền cho một vài gene nào đó giúp cơ thể có khả năng chống chọi cao với một lượng vi sinh vật nhất định trong nước.

Tại sao động vật hoang dã uống nước nơi ao, hồ bẩn mà không ốm?
Sinh vật nào mà có thể an toàn sau khi uống nước bẩn thì chắc chắn sẽ có lợi thế hơn những sinh vật bị ốm hay chết.

Nói như thế thì có vẻ là đang đơn giản hóa quá trình tiến hóa căn bản, nhưng tóm lại với tình trạng khan hiếm nước thế này, sinh vật nào mà có thể an toàn sau khi uống nước bẩn thì chắc chắn sẽ có lợi thế hơn những sinh vật bị ốm hay chết, và con cháu của chúng cũng thế.

Sau tất cả uống phải nước bẩn thì loài động vật nào cũng có thể chết cả thôi

Đọc xong tất cả những điều trên chắc hẳn bạn đang mặc định trong đầu rằng động vật hoang dã có thể uống nước bẩn mà không hề gì? Tuy nhiên, bất kỳ loài sinh vật nào khi bị mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể thì cũng phải chịu một số thương tổn nhất định nào đó, quan trọng là bạn có được chứng kiến hay không thôi.

Chúng ta có thể quan sát được những con nai vàng uống nước và chắc mẩm chúng đang uống phải nước nhiễm bẩn rồi? Nhưng khả năng bạn chứng kiến được con vật đó ốm, đau đớn và đi đến cái chết thế nào thì lại rất thấp, bởi vì khi sức khỏe không được tốt, động vật thường có xu hướng ẩn náu cho đến khi hồi phục, hoặc chết đi.

Kiểu ẩn náu này có liên quan tới khái niệm gọi là hide – and – die syndrome (Tạm dịch: Hội chứng trốn và chết) xảy ra ở giai đoạn cuối của sự hạ thân nhiệt. Và biểu hiện này thậm chí cũng đã được tìm thấy ở người.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao tinh tinh thường... ném phân vào du khách?

Tại sao tinh tinh thường... ném phân vào du khách?

Sở thú có thể là một địa điểm không tồi để trải nghiệm chuyến đi thú vị, cho đến khi bạn thấy một nắm phân bay thẳng tới mình.

Đăng ngày: 02/08/2019
Bạn đã biết vuốt ve mèo sao cho đúng chưa?

Bạn đã biết vuốt ve mèo sao cho đúng chưa?

Nhiều người trong chúng ta từng bị những chú mèo thân thiện cắn hoặc cào khi vuốt ve chúng, dù một phút trước đó chúng vẫn đang hưởng thụ sự “sung sướng” ấy.

Đăng ngày: 01/08/2019
Tê giác trắng phương Nam đầu tiên chào đời nhờ thụ tinh ống nghiệm

Tê giác trắng phương Nam đầu tiên chào đời nhờ thụ tinh ống nghiệm

Sự thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo mở ra hy vọng hồi sinh một phân loài tê giác trắng tuyệt chủng trong tự nhiên.

Đăng ngày: 01/08/2019
Gọi là

Gọi là "não cá vàng", nhưng thực sự thì loài cá này nhớ được đến đâu?

Cá vàng là một loài sinh vật bé nhỏ, nhưng liệu chúng có thể lưu giữ một lượng lớn ký ức bên trong não bộ của mình?

Đăng ngày: 31/07/2019
Cặp trăn khủng

Cặp trăn khủng "mây mưa" dữ dội, làm sập trần nhà

Hai con trăn lớn trong lúc "mây mưa" cao trào đã làm sập trần nhà của một cặp vợ chồng ở Cairns, Australia. Chuyên gia bắt rắn cảnh báo, chuyện này không hiếm.

Đăng ngày: 30/07/2019
Loài cá nhỏ nhưng

Loài cá nhỏ nhưng "dị" đến cá ăn thịt người cũng kiêng dè

Cá lau kính có năng lực thích ứng cực mạnh, dù ở bất cứ hoàn cảnh tồi tệ nào cũng có thể sinh sống. Thậm chí, rời khỏi nước hàng chục phút, cá lau kính cũng không chết.

Đăng ngày: 30/07/2019
Những thiệt hại do chuột gây ra nặng tới nỗi có thể nhìn thấy từ ngoài vũ trụ

Những thiệt hại do chuột gây ra nặng tới nỗi có thể nhìn thấy từ ngoài vũ trụ

Vậy những người nông dân ở đây đã biện pháp gì để đẩy lùi được cơn dịch bệnh này ?

Đăng ngày: 29/07/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News