Vì sao cá vòi voi nhìn được ở nơi u tối?
Một nghiên cứu vừa công bố đã tìm ra lời giải cho khả năng loài cá vòi voi có thể "nhìn" thấy ở môi trường nước u tối.
Loài cá này sinh sống ở các khu vực lầy lội ở miền Trung và Tây Phi, với môi trường đủ các loại thực vật, bùn đất và khí bong bóng. Trước đây vài năm, người ta cứ nghĩ loài cá này bị mù.
Cá vòi voi có khả năng nhìn tốt trong môi trường nước u
tối do chúng có cấu trúc mắt lạ thường (Ảnh: Livescience)
Tuy nhiên qua nghiên cứu võng mạc loài cá này dưới kính hiển vi, các nhà khoa học đã tìm thấy hàng trăm protein hình chén và tế bào cảm biến ánh sáng. Nhờ các tế bào cảm biến mà ánh sáng có thể đi vào mắt loài cá này được. Trong đó các tế bào cảm biến hình nón có thể giúp cá nhận được các ánh sáng màu đỏ của Mặt trời. Vì màu đỏ là bước sóng duy nhất của ánh sáng có thể thâm nhập vào vùng nước âm u. Còn hầu hết các ánh sáng màu xanh và xanh lá cây từ mặt trời, cùng lắm, chỉ chiếu sâu tới vài cm.
Còn các protein hình chén tạo thành lớp phẳng đóng vai trò phản ánh sáng như gương giúp tạo ra vùng chiếu ánh sáng màu đỏ trong một khu vực rộng hơn gấp 10 lần so với các tế bào hình nón. Nhờ cấu trúc này, nên loài cá rất nhạy cảm với bất kỳ loại ánh sáng nào. Sau đó nó sẽ gửi những tín hiệu này đến não cá phân tích.
Cấu trúc mắt kỳ lạ còn giúp cho cá có tầm nhìn chi tiết và nhìn tốt hơn nhờ vào khả năng không bị phân tâm bởi những thứ xung quanh môi trường sống như bong bóng khí hoặc các trầm tích. Thay vào đó, những protein hình chén đưa các đối tượng lớn di chuyển vào vùng tối. Chính lợi thế võng mạc lớn này đã giúp cá loại bỏ những gì không cần nhìn ra khỏi tầm nhìn.
Nghiên cứu trên được công bố chi tiết trong số ra ngày 29/6/2012 của Tạp chí Science.
Tham khảo: Livescience