Bí mật của những con rắn bay

Những cử động mà rắn thực hiện trong quá trình bay phức tạp hơn nhiều so với những gì chúng ta tưởng tượng.

Lý giải khả năng kỳ lạ của loài rắn bay

Bí mật của những con rắn bay
Một con rắn bay trong thử nghiệm của Jake Socha. (Ảnh: Đại học Virginia).

Đối với các loài bò sát khác, nhảy từ độ cao hàng chục mét chẳng khác nào hành động tự sát, bởi ít nhất chúng cũng bị gãy xương. Tuy nhiên, Chrysopelea paradisi, tên một họ rắn sống trên cây từ Đông Nam Á tới Nam Á, lại là ngoại lệ. Chúng có thể bay từ cây này sang cây khác với khoảng cách tối thiểu 24 m.

Không ai biết chính xác tại sao những con vật đó có thể bay mà không cần cánh. Nhưng một nghiên cứu mới đây đã hé mở bí mật về khả năng bay của chúng.

Đối với mọi con vật bay, bạn cần biết những thông tin cơ bản sau: tốc độ bay, hình dạng thân và hình dạng cánh”, Jake Socha, nhà sinh học của Đại học Virginia tại Mỹ, nói với Livescience.

Socha nghiên cứu hành vi bay của rắn trong nhiều năm. Các nghiên cứu trước đây của ông chứng minh rằng khi bay phần đầu của rắn dường như không cử động, cơ thể rắn dẹt đến mức tối đa, đồng thời uốn lượn như khi bò trên mặt đất. Tốc độ bay của rắn khá nhanh, dao động từ 8 tới 10 m mỗi giây.

Để tìm hiểu xem cơ thể rắn thay đổi thế nào trong quá trình bay, Socha và các đồng nghiệp quay phim những con rắn khi chúng bay từ một đỉnh tháp cao 15 m xuống đất. Nhóm nghiên cứu tô những điểm màu trắng trên cơ thể rắn để xác định vị trí của rắn trong không trung ở mọi thời điểm bất kỳ.

“Lũ rắn tỏ ra vui sướng khi có cơ hội trình diễn trước máy quay”, Socha nói.

Video rắn bay

Sau đó, các chuyên gia dùng các đoạn video để dựng mô hình và phân tích những lực tác động tới cơ thể rắn trong quá trình bay. Họ nhận thấy cơ thể chúng không nằm theo chiều ngang mà nghiêng khoảng 25 độ so với luồng không khí. Nửa trước của thân rắn hầu như không cử động nhưng vẫn uốn lượn sang hai bên. Trong khi đó, phần đuôi di chuyển lên và xuống.

Điều đáng ngạc nhiên là, mặc dù những con rắn bay xuống đất, tổng ngoại lực tác động lên cơ thể chúng lại có hướng đi lên.

Từ trước tới nay con người luôn nghĩa hành động bay của rắn là một quá trình đơn giản, giống như máy bay giấy, song hóa ra thực tế không phải vậy”, Greg Byrnes, một nhà nghiên cứu của Đại học Cincinnati tại Mỹ, phát biểu.

Phát hiện mới có thể dẫn tới nhiều ứng dụng trong việc chế tạo các phương tiện bay cỡ nhỏ và linh hoạt, Socha nhận định.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Cũng như các ngày lễ khác, trong lễ Halloween, người ta thường ăn một số món ăn đặc trưng và mang ý nghĩa đặc biệt cho dịp này.

Đăng ngày: 25/10/2018
Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Về cơ bản, ngao Tây Tạng (hoặc ngao Tạng) nổi tiếng vì khả năng trung thành tuyệt đối với chủ nhân. Đó là một trong những đặc điểm giúp chúng trở thành loài chó đắt nhất thế giới trong nhiều năm liền.

Đăng ngày: 20/07/2018
Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Quạ là loài chim có tập tính xã hội cao và chúng vẫn tiếp tục quan hệ gắn bó cả sau khi chết. Những con quạ sống thường tụ tập và kêu ầm ỹ gần xác đồng loại, theo Live Science.

Đăng ngày: 20/07/2018

"Điểm mặt chỉ tên" những "hung thần" mạnh không kém chó ngao Tây Tạng

Bản tính hung dữ một phần nào đó vẫn tồn tại trong những loài chó đã được thuần dưỡng hiện nay.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể

Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể "vô tư" leo tường vào nhà dân mà chẳng ai sợ - vì sao?

Chúng có thể bơi lội dưới những kênh rạch bao quanh các khu dân cư hay trèo lên các ngôi nhà cao tầng của Nhật Bản để tìm kiếm con mồi yêu thích.

Đăng ngày: 19/07/2018
Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Loài rắn mới này được đặt tên là "Bandy-Bandy". Do đặc tính sống chui lủi trong hang, các nhà khoa học Úc rất bất ngờ khi vấp phải nó tại một khu vực gần biển.

Đăng ngày: 18/07/2018
Mò vào hang săn con non, rắn hổ mang bị cầy mangut xé xác

Mò vào hang săn con non, rắn hổ mang bị cầy mangut xé xác

Rắn là chuyên gia đột nhập vào hang hẹp, nơi cầy mangut giấu con non. Khi linh do thám phát hiện có rắn chúng sẽ cất tiếng kêu cảnh báo. Cả bầy kéo tới nghênh chiến kẻ thù.

Đăng ngày: 18/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News