Bị mất đầu, rắn đuôi chuông vẫn bật dậy tấn công người
Một tiếng sau khi bị mất đầu, con rắn đuôi chuông cử động lại bình thường và quay sang tấn công người đàn ông.
Đoạn clip được ghi lại tại quận Coosa, bang Alibama, Mỹ.
Cụ thể, khi đang làm việc trong vườn nhà, Billy Forbus bất ngờ phát hiện thấy một con rắn đuôi chuông. Ngay sau đó, anh đã dùng súng bắn trúng đầu con vật.
Một tiếng sau, Billy xách con rắn tới nhà anh trai mà không xảy ra vấn đề gì. Thế nhưng, khi vừa tới nơi, con rắn cụt đầu bất ngờ cử động.
Trong clip, khi Billy đang cố gắng túm lấy con rắn để vứt đi thì nó bất ngờ quay sang tấn công khiến anh hoảng sợ, nhảy lùi về phía sau. "Con rắn này cụt đầu rồi mà vẫn cố tấn công", Billy sợ hãi nói.
Con rắn này cụt đầu rồi mà vẫn cố tấn công.
Tyler Harris, phát ngôn viên Hiệp hội Động vật hoang dã Alabama cho hay, rắn thường chủ động phòng thủ hơn là tấn công. Giải thích về việc con rắn tuy đã cụt đầu vẫn có thể tấn công, Harris nói: "Nhìn chung, loài rắn cử động chủ yếu dựa vào các phản xạ dọc sống lưng hơn là não bộ. Dọc phần tủy sống của rắn có những vị trí sẽ kiểm soát vận động, vì vậy ở một mức độ nào đó, phần tủy này vẫn có thể hoạt động một cách tự chủ, không liên quan đến não bộ".
Rắn đuôi chuông hay rắn chuông hay rắn rung chuông thuộc phân họ Crotalinae ("rắn hang"). Có khoảng hơn 30 loài rắn chuông với nhiều phân loài khác nhau và là loài bản địa châu Mỹ.
Hầu hết những con rắn đuôi chuông đều rất độc. Khi con người và động vật bị cắn bởi rắn đuôi chuông, chất độc từ răng nanh của chúng sẽ ngấm vào vết thương, vào máu. Chất độc sẽ nhanh chóng phá hủy các tế bào hồng cầu cũng như tế bào thần kinh, khiến con mồi tê liệt chỉ trong vài phút.
Khi bị rắn đuôi chuông chúa cắn, khả năng tử vong sẽ lên đến 90% trong thời gian ngắn. Ngay cả khi được cứu chữa kịp thời, khu vực bị cắn cũng sẽ bị liệt, hoại tử. Rất nhiều người đã phải cắt bỏ tay, chân vì con vật cực độc này.

Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết
Hiện tượng tiến hóa lặp lại đã giúp một loài chim cổ đại xuất hiện trở lại ở Ấn Độ Dương và sống sót đến ngày nay.

Loài rắn độc nhất Việt Nam: Cạp nong, cạp nia hay hổ mang chúa cũng không có "cửa"
Đây là loài rắn cực độc và có độc tính còn mạnh hơn những loài rắn độc như hổ mang chúa, cạp nong hay cạp nia...

Những điều thú vị về loài cá sấu
Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.

Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD
Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết: sắp tới, nhiều loài động vật, trong đó có chim Dẽ mỏ thìa được đưa vào danh sách các dự án bảo tồn với tổng trị giá viện trợ 3,3 triệu USD (2,4 triệu Euro).

11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh
Chó luôn được coi là người bạn thân thiết của con người vì vậy có thể bạn cho rằng bạn đã biết hết về loài chó. Tuy nhiên, sự thực không hẳn như vậy.

Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An
Do nhu cầu kinh tế, một số người dân sống trong vùng lòng hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã xây dựng ao thả một số loài cá bản địa và những thảm họa về môi trường bắt đầu xảy ra. Hiện thảm hoạ đáng kể nhất là từ loài cá Hoàng đế (ngư dân lò
