Bí mật xoay quanh điện thoại di động

Thực tế, chiếc điện thoại là kẻ biết rất nhiều những chuyện riêng tư của bạn. Ngoài tên và số điện thoại bạn cho người khác còn một bí mật kinh khủng đang lưu trên thiết bị mà bạn không bao giờ ngờ tới – dấu vết DNA.

DNA là một vật chất thuộc di truyền học tồn tại trong mỗi tế bào. Cũng giống như dấu vân tay, DNA của mỗi người là độc nhất - trừ khi bạn có một anh em sinh đôi giống hệt nhau - nhưng tỉ lệ này rất hiếm. Ngày nay, mỗi khi có một vụ án mạng xảy ra, các nhà khoa học thường phân tích mẫu DNA trong máu, nước bọt và những mẫu tóc còn sót lại hiện trường. Những kết quả này thường giúp các cảnh sát nhận dạng được thủ phạm và nạn nhân.

Meghan J. McFadden, nhà nghiên cứu sinh học phân tử thuộc đại học McMaster ở Hamilton, Ontario đã có lần nghe về một vụ án mà thủ phạm vô tình để lại một ít nước bọt trên thiết bị điện thoại. Điều này làm bà tự hỏi rằng có hay không một dấu vết tồn tại trên điện thọai di động - thậm chí dù không có một vết máu nào. 

Để tìm ra điều này, bà cùng các đồng nghiệp đã nghiên cứu 10 chiếc điện thọai từ những người tình nguyện. Họ sử dụng miếng gạc để thu thập những dấu vết vô hình từ hai phần của chiếc điện thọai di động: vỏ bọc bên ngoài, nơi người sử dụng đã cầm và ống nghe, nơi đặt gần tai người sử dụng. 

Các nhà khoa học đã dùng dung dịch cồn để lau thật sạch điện thoại. Mục đích của việc chùi rửa này là loại bỏ hết các dấu vết DNA còn lại. Một tuần sau, nguời chủ được trả lại điện thoại. Sau đó, các nhà nghiên cứu cho thu lại tất cả các điện thọai và lập lại công việc thu thập dấu vết. Họ nhận ra rằng mỗi chíếc điện thọai đang tồn tại một DNA riêng biệt, phù hợp với mỗi chủ nhân của nó. Những dấu vết DNA vẫn còn lưu trên miếng gạc cũ. 

Thật ngạc nhiên, dù các nhà khoa học đã đem miếng gạc ra tẩy sạch bằng dung dịch cồn, nhưng dấu vết không mất đi mà vẫn tồn tại như cũ. Điều đó chứng tỏ dấu vết bám trên thiết bị điện thọai là khó tẩy sạch nhất. Vì vậy ngày nay điện thoại có thể được xếp vào danh sách có thể cung cấp bằng chứng dấu vết cho ngành điều tra khoa học tội phạm. 

Tài liệu tham khảo:
Perkins, Sid. 2008. Calling all clues… Science News 173(March 8):158. Trên trang Web http://www.sciencenews.org/articles/20080308/note18.asp
Sohn, Emily. 2004. Crime lab. Science News for Kids (Dec. 15). Available at http://www.sciencenewsforkids.org/articles/20041215/Feature1.asp

Loading...
TIN CŨ HƠN
Liệu sinh học tổng hợp có thay đổi được tương lai của thực phẩm?

Liệu sinh học tổng hợp có thay đổi được tương lai của thực phẩm?

Hơn một thế kỷ trước, những người nông dân nuôi bò ở đã quyết liệt phản đối bơ thực vật. Họ nhấn mạnh rằng thứ giống bơ làm từ dầu thực vật không phải là bơ.

Đăng ngày: 23/07/2018
Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Bơ khổng lồ có kích thước lớn gấp 5 quả bơ thường này đang được bán đắt hàng tại Australia, dù có giá tới 12 USD (hơn 270.000 đồng) một quả.

Đăng ngày: 23/07/2018
Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Cuối thế kỉ 19, nhân loại lần đầu tiên khám phá ra một dạng sống mới có tên virus. Từ đó đến nay, những thực thể nhỏ bé này đã đưa chúng ta hết từ bất ngờ này sang bất ngờ khác, bởi chẳng con nào giống con nào.

Đăng ngày: 22/07/2018
Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Theo FDA, vi khuẩn Vibrio thường gây ra các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng.

Đăng ngày: 21/07/2018
Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Các nhà khoa học của Viện Sinh học nhiệt đới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa phát hiện ra 2 loài hoa lan mới, có vẻ đẹp khá độc đáo.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây được nhắc đến chính là cây Kiri, một loài thực vật bản địa của Nhật Bản.

Đăng ngày: 19/07/2018
Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Dâm bụt là loài cây dễ sống, thường được trồng làm hàng rào và cho hoa màu đỏ thắm khá đẹp.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News