Bí quyết săn mồi hiệu quả của loài cây ăn thịt

Những cử động của côn trùng khi vô tình rơi vào chiếc bẫy trên thân cây bắt ruồi càng khiến chúng bị ăn thịt nhanh hơn.

Theo Phys.org, cây bắt ruồi (Venus flytrap) là loài thực vật ăn côn trùng để sinh tồn trong môi trường đất nghèo dinh dưỡng. Chúng cảm nhận được sự xuất hiện của côn trùng nhờ các sợi lông nhạy cảm ở mặt trong của chiếc bẫy được hình thành từ phần cuối lá cây. Nghiên cứu công bố trên tạp chí Cell Press và Current Biology hôm 21/1 giải thích chính xác cơ chế Venus flytrap đóng chiếc bẫy và quá trình cây tiết hỗn hợp enzym nhằm phân hủy con mồi.


Cây bắt ruồi chuẩn bị khép miệng bẫy. (Ảnh: Wikipedia).

"Cây ăn thịt Dionaea muscipula, còn gọi là Venus flytrap, có thể đếm số lần côn trùng chạm vào bộ phận bắt mồi để bẫy và tiêu hóa con mồi", Rainer Hedrich, nhà nghiên cứu tại Đại học Würzburg, Đức, nói.

Trong nghiên cứu, Hedrich và cộng sự tạo ra những kích thích điện - cơ học tăng dần ở chiếc bẫy của cây Venus flytrap, tương tự như quá trình côn trùng rơi vào bẫy. Sau đó, họ theo dõi phản ứng của cây.

Kết quả cho thấy nhóm nghiên cứu chỉ cần chạm một lần duy nhất vào sợi lông ở mặt bẫy là đủ để cây Venus flytrap phản ứng và thiết lập bẫy ở chế độ sẵn sàng hoạt động. Ở lần chạm này, cây mới chỉ chú ý tới tác động chứ chưa khép miệng bẫy.

Trong lần chạm thứ hai, chiếc bẫy khép lại tạo thành một chiếc "dạ dày" màu xanh lá cây. Khi con mồi nỗ lực chạy trốn, nó tiếp tục chạm vào các sợi lông nhạy cảm và kích thích cây nhiều hơn. Ở giai đoạn này, cây bắt đầu sản xuất một loại hormone đặc biệt. Sau 5 lần chạm, các tuyến trên mặt trong của bẫy tiết ra enzym tiêu hóa để chuyển hóa con mồi thành chất dinh dưỡng.

Nhóm nghiên cứu của Hedrich đang giải mã trình tự bộ gene của Venus flytrap. Họ muốn tìm thêm bằng chứng về hệ thống cảm giác và hóa học giúp hỗ trợ cho phương thức ăn thịt của cây cũng như sự tiến hóa của những đặc điểm này theo thời gian.

Cây bắt ruồi là gì?

Venus flytrap (còn gọi là Venus's flytrap hoặc Venus' flytrap), Dionaea muscipula, là loại cây ăn thịt xuất xứ ở các vùng đất ngập nước cận nhiệt đới ở vùng ven biển phía Đông Hoa Kỳ, Bắc Carolina và Nam Carolina. Con mồi chủ yếu của nó là côn trùng và nhện, với cấu trúc bẫy được hình thành từ phần cuối của mỗi chiếc lá và được kích hoạt bởi các sợi lông nhỏ trên bề mặt bên trong của bẫy.

Khi côn trùng hoặc nhện bò vào và chạm phải một sợi lông cảm ứng, chiếc bẫy sẽ được đóng ngay sau đó nếu một sợi lông khác cũng được kích thích trong vòng 20 giây sau lần chạm đầu tiên. Việc yêu cầu kích thích hai lần trong cơ chế bắt mồi như vậy nhằm mục đích chống lãng phí năng lượng khi bắt phải những vật thể không có giá trị dinh dưỡng.

Dionaea là một chi đơn loài có họ hàng gần gũi với loài cây bánh xe nước (Aldrovanda vesiculosa) và gọng vó (chi Drosera), tất cả đều thuộc họ gọng vó (Droseraceae).

Loading...
TIN CŨ HƠN
Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc

Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc

Không giống các loại xương rồng khác trên thế giới thường phát triển theo chiều dọc, Creeping Devil phát triển theo chiều ngang và nằm trên mặt đất.

Đăng ngày: 10/05/2025
Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới

Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới

Trong danh sách 10 loại trái cây được bình chọn là ngon và hiếm nhất thế giới, thì có tới 5 loại quả xuất hiện ở Việt Nam nhưng trong đó có 3 loại quả có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á.

Đăng ngày: 05/05/2025
Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam

Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam

Hiện nay các loại nấm là món ăn ưa thích của nhiều người. Không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao chúng còn là nguyên liệu để chế biến những món ăn hấp dẫn.

Đăng ngày: 04/05/2025
12 loại nấm độc nguy hiểm nhất thế giới

12 loại nấm độc nguy hiểm nhất thế giới

Nếu ăn phải một số loại nấm độc như nấm đôi cánh thiên thần hoặc nấm mũ đầu lâu, con người sẽ bị tổn thương gan, thận, hệ thần kinh, dẫn đến tử vong.

Đăng ngày: 02/05/2025
Hàng loạt cây cảnh chứa chất độc chết người

Hàng loạt cây cảnh chứa chất độc chết người

Các nhà sinh học cảnh báo trong số cây cảnh trồng trong nhà có nhiều loại cây chứa độc tố gây chết người nếu ăn phải.

Đăng ngày: 29/04/2025
Các loại cây làm sạch không khí trong nhà

Các loại cây làm sạch không khí trong nhà

Trồng một chậu cây thường xuân, lan ý, hay trầu bà... sẽ giúp không khí trong nhà trong lành hơn rất nhiều, và bạn sẽ giảm được nguy cơ mắc bệnh ung thư. Mời các bạn tham khảo các cây trồng trong nhà tốt cho sức khỏe dưới đây

Đăng ngày: 29/04/2025
Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara

Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara

Cái nắng, cái nóng như thiêu như đốt ở sa mạc nóng nhất thế giới có vẻ "chẳng nhằm nhò" gì với những chú kiến bạc Sahara.

Đăng ngày: 19/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News