Biến áo phông thành áo giáp
Các nhà khoa học tại ĐH Nam Carolina, Mỹ, vừa tìm ra cách biến chiếc áo phông bằng vải cotton thông thường thành áo giáp chống đạn.
Công trình nghiên cứu có sự tham gia của các nhà khoa học Mỹ, Trung Quốc và Thụy Sĩ.
Bí quyết của vật liệu mới là kết hợp cácbon có trong vải cotton và Bo (vật liệu cứng thứ ba trên trái đất). Những chiếc áo phông này rất nhẹ nhưng chắc chắn với Boron Cácbua, vật liệu từng dùng trong lớp vỏ xe tăng.
Tiến sĩ Xiaodong Li, thành viên nhóm nghiên cứu phát biểu: "Nghiên cứu này đã thay đổi khái niệm về những vật liệu siêu nhẹ, siêu mạnh, siêu cứng mà hiệu quả. Nó sẽ mở ra những cơ hội không ngờ tới trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt dành cho lĩnh vực an ninh, quân sự."
Hình ảnh phong to cho thấy các sợi cotton được gắn với Bo tạo thành boron cácbua.
Các nhà khoa học bắt đầu với những chiếc áo phông trơn, trắng, được cắt nhỏ thành các dải mỏng và được ngâm vào trong dung dịch Boron.
Sau đó, những dải này được tách khỏi dung dịch và được nung trong lò. Sức nóng đã chuyển những sợi vải cotton thông thường thành các sợi các bon, chúng sẽ phản ứng với dung dịch Boron để tạo thành Boron Cácbua.
Kết quả là áo phông nhẹ, bền và cứng hơn những chiếc áo thông thường, nhưng vẫn đảm bảo tính linh hoạt. Chính điều này sẽ giúp cho loại vật chất mới này sử dụng rộng rãi trong thiết kế áo chống đạn, áo giáp.
Tiến sĩ Li nói: "Chúng tôi đã vượt qua rào cản kỹ thuật quan trọng nhất, đó là tính giòn của Boron Cacbua. Nhờ sự kết hợp trên, sợi boron cacbua vẫn giữ được độ cứng nhưng có tính siêu dẻo".
Thậm chí, loại chất liệu mới còn có thể ngăn tia cực tím, đưa vào sản xuất ô tô và máy bay.

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C
Không chỉ dành riêng cho sứ mệnh sao Hỏa, loại lốp này nhiều khả năng sẽ còn được sử dụng trên chính Trái đất.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.
