Biển Aral đang dần dần biến mất
Theo Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), “lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại, lưu vực phía đông của biển Aral hoàn toàn bốc hơi”.
Ảnh chụp từ vệ tinh của biển Aral được đăng trên trang Twitter của NASA vào ngày 26/9 - (Ảnh: NASA Earth)
Con người đã sử dụng nước tại biển Aral cho hoạt động nông nghiệp trong nhiều thế kỷ, nhưng đáng tiếc là hồ nước khổng lồ hình thành cách nay 5,5 triệu năm tại Trung Á đang biến mất với tốc độ cực kỳ đáng quan ngại trong thời của chúng ta.
Slate dẫn lời chuyên gia Philip Micklin của Đại học Tây Michigan (Mỹ) cho hay đây là lần đầu tiên trong lịch sử vùng phía đông của biển Aral hoàn toàn khô cạn trong vòng 600 năm.
Mọi chuyện bắt đầu thay đổi kể từ năm 1960, khi một chương trình nông nghiệp do Liên Xô khởi xướng đã đổi hướng dòng chảy của hai con sông cung cấp nước cho vùng hồ là Amu Darya và Syr Darya.
Khi Liên Xô tan rã, tình hình ngày càng tệ hơn, và giới chuyên gia dự đoán biển Aral sẽ hoàn toàn biến mất vào năm 2020.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.
