Biến chất thải con người thành nhiên liệu tên lửa
Các nhà khoa học đang nghiên cứu phương pháp xử lý và biến chất thải của con người thành nhiên liệu tên lửa cho các sứ mệnh không gian trong tương lai.
>>> Biến nước tiểu thành nhiên liệu tên lửa
Pratap Pullammanappallil và các cộng sự của Đại học Florida, Mỹ, là những người tìm ra giải pháp tái sử dụng và biến chất thải của con người thành nhiên liệu tên lửa. Trong nghiên cứu, họ xác định lượng methane được tạo ra từ thức ăn thừa, các loại bao bì đóng gói và chất thải con người.
Pratap Pullammanappallil và quy trình xử lý, chuyển đổi chất thải của con người thành nhiên liệu. (Ảnh: University of Florida)
Phân hủy kỵ khí là quá trình vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ và tiêu diệt mầm bệnh trong điều kiện không có oxy. Qua quá trình này, các nhà nghiên cứu có thể tạo hỗn hợp methane và carbon dioxide.
"Methane có thể được sử dụng làm nhiên liệu tên lửa. Lượng nhiên liệu đủ để phi hành đoàn trở về Trái Đất từ Mặt Trăng", UPI dẫn lời Pullammanappallil nói. Theo ông, nó cũng có thể ứng dụng để cung cấp năng lượng cho lưới điện trên Trái Đất, biến rác thải thành nhiên liệu cho khuôn viên trường học, thị trấn hay bất kỳ nơi nào khác.
Cách xử lý chất thải của phi hành gia hiện nay là lưu trữ trong các thùng chứa trước khi đưa lên một phương tiện vận chuyển không gian. Chúng sẽ được đốt cháy hoàn toàn khi đi qua bầu khí quyển Trái Đất.
Tuy nhiên, đối với chương trình nghiên cứu lâu dài hơn, như dự án xây dựng cơ sở hoạt động trên Mặt Trăng năm 2024, NASA hy vọng có thể đưa ra một giải pháp khác. Con người không thể để lại chất thải trên Mặt Trăng, trong khi việc đưa rác vũ trụ trở về Trái Đất cũng không phải phương án tối ưu do rất tốn kém và gây ô nhiễm.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.
