Biển Chết đang bị các "hố tử thần" nuốt chửng?

Biển Chết đang khô cạn dần với tốc độ nhanh lạ thường, để lộ ra các khoảng trống lớn, có hình dạng như những "hố tử thần" đáng sợ.

Các "hố tử thần" xuất hiện ngày càng nhiều trong khu vực biển Chết, vốn trải dài khoảng 76km qua Israel, Bờ Tây và Jordan. Các chuyên gia tuyên bố, chúng đang hình thành với tốc độ gần 1 hố mỗi ngày. Tuy nhiên, họ không có cách nào để nhận biết về thời điểm cũng như cơ chế hình thành của các hố tử thần này.

Theo ước tính của tạp chí Moment, chỉ tính riêng bên phía Israel hiện đã có tới hơn 3.000 hố tử thần quanh biển Chết, trong khi con số này vào năm 1990 chỉ là 40 hố, kể từ khi hố đầu tiên xuất hiện vào những năm 1980.

Các chuyên gia nhận định, sự gia tăng của các hố tử thần liên quan trực tiếp tới việc biển Chết đang khô cạn dần với tốc độ 1 mét/năm.

Các hố tử thần về cơ bản có hình dạng cái bát, hình thành khi một khoảng trống dưới mặt đất tạo ra điểm sụt lún. Sự sụt lún là kết quả của một phản ứng giữa nước ngọt và muối bị chôn vùi ở tầng ngầm dưới mặt đất. Khi nước ngọt hòa tan muối, nó tạo ra một chỗ trống, khiến vùng xung quanh và phía trên nó đột ngột sụp đổ.

Vài thập niên trở lại đây, việc nước mặn của biển Chết khô cạn dần đã dẫn tới tình trạng có thêm nhiều nước ngọt trong khu vực sẽ tham gia hòa tan muối và tạo ra ngày càng nhiều lỗ hổng dưới mặt đất, gây sụt lún.

Ngân hàng Thế giới (WB) đã đề xuất một giải pháp là đào kênh đào nối liền biển Chết với biển Đỏ. Tuy nhiên, các nhà môi trường học cảnh báo, sự can thiệp dạng này có thể kết liễu sự tồn tại của biển Chết.

Các chuyên gia tin cần phải thực hiện nhiều việc hơn nữa để làm nổi bật tình cảnh khó khăn của biển Chết và tìm ra một giải pháp khả thi. Chẳng hạn như, để thu hút sự chú ý của thế giới tới thách thức đang có, nghệ sĩ Spencer Tunick đã ghi lại các hình ảnh về màn khỏa thân tập thể đầu tiên của con người ở biển Chết vào năm 2011.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan

Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Đăng ngày: 08/02/2025
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 03/02/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 03/02/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 27/01/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 26/01/2025
Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Đăng ngày: 25/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News