Biến da người phụ nữ 53 thành 23 tuổi nhờ kỹ thuật nhân bản cừu Dolly
Các nhà khoa học Cambridge đã đảo ngược thời gian tới 30 năm các tế bào da của một người phụ nữ và cho biết họ có thể làm điều tương tự với các tế bào khác trên cơ thể nhờ ứng dụng một công nghệ liên quan tới cừu Dolly.
Công nghệ này được xây dựng dựa trên các kỹ thuật được sử dụng để tạo ra cừu nhân bản Dolly hơn 25 năm trước.
Trao đổi với BBC News, giáo sư Wolf Reik từ Viện Babraham (thuộc Đại học Cambridge, Anh), tác giả chính của nghiên cứu, cho biết ông hy vọng kỹ thuật này sẽ giúp mọi người khỏe mạnh lâu hơn khi già đi.
Hình ảnh phóng đại tế bào da của người phụ nữ 53 tuổi nhưng đã sở hữu cấu trúc và hoạt động như một người trẻ hơn 30 tuổi - (Ảnh: Babraham)
Nguồn gốc của kỹ thuật này bắt nguồn từ những năm 1990, khi các nhà nghiên cứu tại Viện Roslin (thuộc Đại học Edinburgh, Anh) phát triển một phương pháp biến một tế bào da trưởng thành lấy từ một con cừu thành tế bào gốc phôi thai. Nó dẫn đến việc tạo ra cừu Dolly nhân bản.
Mục đích của nhóm từ Viện Roslin không phải là tạo ra cừu hay người nhân bản vô tính, mà là sử dụng kỹ thuật để tạo ra cái gọi là tế bào gốc phôi người. Họ hy vọng rằng chúng có thể được phát triển thành các mô cụ thể, chẳng hạn như cơ, sụn và tế bào thần kinh để thay thế các bộ phận cơ thể bị thiệt hại do bệnh lý hay thời gian.
Cừu Dolly nổi tiếng 25 năm trước - (Ảnh: Viện Roslin)
Kỹ thuật Dolly đã được Giáo sư Shinya Yamanaka từ Đại học Kyoto (Nhật Bản) đơn giản hóa vào năm 2006. Phương pháp mới, được gọi là IPS, liên quan đến việc bổ sung hóa chất vào các tế bào trưởng thành trong khoảng 50 ngày. Điều này dẫn đến những thay đổi di truyền, biến các tế bào trưởng thành thành tế bào gốc.
Nhóm của Giáo sư Reik đã sử dụng kỹ thuật IPS trên các tế bào da 53 tuổi. Nhưng họ đã rút ngắn thời gian tắm hóa chất từ 50 ngày xuống còn khoảng 12. Vậy là các tế bào này không biến thành tế bào gốc mà đã trẻ hóa vừa đủ, thành tế bào da của một cô gái 23 tuổi.
Kỹ thuật này không thể tiến tới thử nghiệm lâm sàng ngay bởi các dữ liệu cho thấy IPS làm tăng nguy cơ ung thư. Nhưng giáo sư Reik tự tin rằng khi đã biết được cách làm tế bào trẻ lại, họ sẽ dễ dàng điều chỉnh để tìm ra con đường an toàn.
"Mục đích của phương pháp là kéo dài tuổi trẻ chứ không phải tuổi thọ, để mọi người có thể già đi khỏe mạnh hơn" - giáo sư Reik nhấn mạnh.
Công nghệ này này có thể giúp phát triển các loại thuốc làm trẻ hóa làn da ở người bị thương hay bỏng để tăng tốc chữa bệnh, hoặc ứng dụng với các mô khác trong cơ thể giúp phát triển phương pháp điều trị các bệnh liên quan đến lão hóa như tiểu đường, tim mạch, rối loạn thần kinh…

Dế mèn và các thông tin thú vị có thể bạn chưa biết
Dế mèn thuộc họ côn trùng, có quan hệ gần gũi với châu chấu, cào cào và muỗm; cơ thể hình trụ, đầu tròn và cặp râu dài. Dế mèn...

Bọ ngựa
Là loài côn trùng cỡ lớn, dài 40 - 80 mm, có hai cánh trước và hai cánh sau phát triển rộng. Hai cánh sau trông như tấm kính và chỉ ở viền trước trên đầu mút, cánh có màu xanh lá c&acir

Khám phá loài hoa 300 năm ở Bắc Cực
Cây hoa la bàn có tên khoa học là Silene acaulis. Đây là loài thực vật đặc biệt có thể sống tới 300 năm tại vùng Bắc cực lạnh giá và nở hoa rực rỡ trong điều kiện khắc nghiệt.

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới
Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Phân biệt đào bích và đào phai
Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Top 8 loài hoa đắt đỏ nhất hành tinh, có tiền cũng chưa chắc mua được
Thậm chí có loài hoa hiếm tới mức chưa ai có thể định giá được nó.
