Biến đổi cây thông để tăng khả năng hấp thu carbon
Để phát huy tối đa vai trò của cây trong hấp thu và lưu trữ cacbon, các nhà nghiên cứu Mỹ đã nỗ lực không ngừng trong hơn nửa thế kỷ để cải tiến các loại thông.
Cuối cùng, họ cũng có được những thành tựu đáng kể trong việc nâng cao khả năng hấp thu khí cacbonic trong không khí.
Các nhà nghiên cứu trường Đại học North Carolina State đã phát hiện ra rằng, trong giai đoạn từ 1968 đến 2007, sản lượng cây của cây thông Loblolly cải tiến mới được trồng tại khu vực Đông Nam nước Mỹ tăng 17%, nhưng khả năng hấp thụ khí cacbonic của nó cũng tăng tương ứng 13%.
Trong 40 năm qua, loại thông Loblolly đã trải qua 3 lần cải tiến.
Cây thông Loblolly là loại cây có sức sống mạnh mẽ, được phân bố rộng rãi với thời gian sinh trưởng thường là 25 năm. Chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy nó ở nhiều nơi trên thế giới.
Tiến sỹ John S.King của Đại học North Carolina State, cho biết họ lựa chọn cây thông Loblolly bởi thời gian sinh trưởng nhanh, chất lượng gỗ tốt, hơn nữa đây còn là loại cây quan trọng cấu thành rừng, có giá trị thực tế.
Nghiên cứu cho thấy, thông qua việc cải tiến liên tục nhiều chủng loại, khả năng hấp thu khí cacbonic và cải thiện môi trường của loại thông này cũng tăng lên rõ rệt.
Những khu rừng ở phía Nam nước Mỹ, hiện mỗi năm trồng khoảng 1 triệu cây thông, chiếm khoảng 15% các loại cây được trồng tại đây.
Các nhà nghiên cứu cho biết, công trình nghiên cứu dùng phương pháp cải tiến các đặc điểm di truyền của cây để nâng cao khả năng hấp thu và cô lập khí cacbon, là bước đầu trong kế hoạch triển khai lưu trữ khí cacbon trên diện tích lớn.
Thành quả nghiên cứu này được đăng tải trên tạp chí Forest science xuất bản tháng này.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới
Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người
Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".

Các loài côn trùng "ăn xác chết" khiến bạn dựng tóc gáy
Những sinh vật nhỏ bé ruồi bọ cạp, giòi đuôi chuột... này có sở thích kỳ lạ - "dọn dẹp" tử thi.

Ngắm nghía loài cây "quái vật nước dãi" xanh lè
Trên dãy núi Andes hàng nghìn tuổi tồn tại một loài thực vật có bề ngoài kì lạ đến mức mà có thể khiến chúng ta nhầm tưởng rằng chúng không thuộc về Trái đất này.
