Biến đổi khí hậu có thể khiến 5.500 sông băng Everest biến mất

Các nhà khoa học dự đoán khoảng 5.500 sông băng trên nóc nhà của thế giới sẽ biến mất hoặc rút đi nghiêm trọng vào cuối thế kỷ 21, ảnh hưởng đến ngành nông nghiệp và thủy điện.

5.500 sông băng Everest có thể biến mất vì biến đổi khí hậu

Nhóm nghiên cứu đến từ Nepal, Pháp và Hà Lan cho biết nếu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính tiếp tục tăng, đến năm 2100, 5.500 sông băng ở vùng Hindu Kush-Himalaya sẽ tan chảy và mất đi khoảng 70-99%.


Biến đổi khí hậu khiến băng tan chảy và các sông băng có nguy cơ biến mất. (Ảnh: Alamy)

Đây là nghiên cứu đầu tiên dự đoán ảnh hưởng của các sông băng ở Himalaya trong điều kiện nhiệt độ tăng. Điều này phụ thuộc lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính gia và cách lượng khí thải này ảnh hưởng đến nhiệt độ, lượng tuyết và lượng mưa trong khu vực. Theo đó, nhiệt độ tăng không chỉ tăng tỷ lệ tuyết và băng tan mà còn ảnh hưởng đến lượng mưa do tuyết tạo thành tại những độ cao nhất định, nơi tập trung sông băng.

Các chuyên gia nghiên cứu chủ yếu ở các dải băng ở lòng chảo Dudh Kosi, thuộc dãy Himalaya trên đất Nepal và nhận định những sông băng ở thấp hơn sẽ tan nhanh hơn. Mức đóng băng hồi tháng một là 3.200 m và 5.500 m vào tháng 8. Theo nhà khoa học Walter Immerzeel của Đại học Utrecht (Hà Lan), đến năm 2100, mức đóng băng sẽ cao thêm 800-1.200 m. Điều này không chỉ giảm lượng tuyết tích tụ trên các dải băng mà còn khiến trên 90% diện tích đất được băng bao phủ lộ ra trong những tháng nóng.

Ngành nông nghiệp cũng như thủy điện sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng do băng tan. Hiện nay, cuộc sống của hơn một tỷ người dân châu Á phụ thuộc vào những con sông bắt nguồn từ dải băng trên các đỉnh núi của dãy Himalaya. Tốc độ tan chảy nhanh hơn sẽ khiến dòng chảy tăng lên, tuy nhiên lượng nước chảy xuống từ các dải băng sẽ giảm dần trong những mùa nóng. Băng tan cũng ảnh hưởng đến việc kiến tạo và mở rộng của các hồ vốn hình thành nhờ băng tuyết. Lở tuyết và động đất có thể làm vỡ đập, gây lũ lụt nghiêm trọng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 03/02/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 03/02/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 27/01/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 26/01/2025
Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Đăng ngày: 25/01/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 17/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News