Biến đổi khí hậu có thể xóa sổ loài chim cánh cụt chúa
Theo nghiên cứu của Pháp xuất bản thứ 2 vừa qua cảnh báo rằng một trong những biểu tượng của Nam Cực – loài chim cánh cụt chúa - có thể sẽ bị biến đổi khí hậu xóa sổ.
Trong một cuộc điều tra lâu dài về khu vực sinh sản chính của loài chim cánh cụt, các chuyên viên giám sát nhận thấy có hiện tượng nóng lên tại vùng biển phía nam do tác động của hiện tượng El Nino khiến khả năng sinh tồn của loài chim này sụt giảm nghiêm trọng. Họ nói rằng, nếu dự đoán của các nhà khoa học liên hợp quốc về nhiệt độ sẽ còn tăng lên trong những thập kỉ tới là đúng, thì loài chim cánh cụt sẽ phải đối mặt với hiểm họa tuyệt chủng.
Với kích cỡ chỉ thua chim cánh cụt hoàng đế, loài chim cánh cụt chúa (Aptenodytes patagonicus) sống trên những hòn đảo thuộc vành đai Nam Cực phía nam biển Ấn Độ với số lượng khoảng 2 triệu cặp chim bố mẹ.
Loài chim này khá lạ thường ở chỗ chúng phải mất một năm để hoàn thiện chu trình sinh sản – từ giai đoạn kết đôi, đẻ trứng, ấp trứng cho đến chăm sóc con non. Với khoảng thời gian kéo dài suốt cả mùa đông lẫn mùa hạ ở Nam Cực, chúng rất dễ bị đói khi nguồn thức ăn mang tính chất mùa vụ để có thể ấp trứng và chăm sóc chim non.
Một chú chim cánh cụt chúa (Aptenodytes patagonicus) trên băng vào lúc hoàng hôn hướng tới bãi biển Auster gần trạm nghiên cứu Mawson (Australia) thuộc khu vực Nam cực Australia. Theo nghiên cứu của Pháp xuất bản thứ 2 vừa qua cảnh báo một trong những biểu tượng của Nam Cực – loài chim cánh cụt chúa - có thể sẽ bị biến đổi khí hậu xóa sổ. (Ảnh: Physorg)
Thức ăn chính của chúng là cá nhỏ và mực ống sống nhờ vào sinh vật nhuyễn thể. Những sinh vật thuộc lớp giáp xác này lại cực kì nhạy cảm với nhiệt độ tăng.
Đội nghiên cứu do Yvon Le Maho thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia (Pháp) chỉ đạo đã theo dõi 456 chú chim cánh cụt trên khu vực sinh sản lớn thuộc đảo Possession nằm trong quần đảo Crozet phía nam nhờ tấm thẻ điện tử dưới da.
Họ chôn những cột ăng-ten trên những tuyến đường quen thuộc của chim cánh cụt rồi kết nối chúng với một máy tính tự động ghi lại thời điểm chim cánh cụt đến và đi. Chương trình giám sát được thực hiên từ tháng 11 năm 1997 đến tháng 4 năm 2006. Đây là thời điểm có xảy ra hiện tượng El Nino – một hiện tượng nóng lên có chu kì không liên quan đến thay đổi khí hậu.
Trong suốt thời gian diễn ra El Nino, những chú chim cánh cụt sinh sớm thì chống chịu khá tốt, còn những con sinh muộn bị ảnh hưởng nặng nề do những vùng biển nóng lên khiến nguồn thức ăn khan hiếm. Nhưng ảnh hưởng chung đến toàn bộ các cá thể chỉ có thể thấy được 2 năm trước đây, do chu trình sinh sản khá lâu của loài chim cánh cụt.
Theo tính toán của Le Maho, nếu nhiệt độ mặt nước biển tăng lên chỉ khoảng 0,25o C (tương đương 0.45o F) thì khả năng tồn tại của chim cánh cụt trưởng thành sẽ giảm 9%.
Theo bảng thời tiết của các nhà khoa học liên hợp quốc đã dành được giả Nobel, trong hai thập kỉ tới nhiệt độ toàn cầu trung bình sẽ tăng lên khỏang 0,2o C (tương đường 0,35o F) mỗi thập kỉ. Đây cũng là một phần trong khoảng thời gian ấm lên dài hơn của thế kỉ này.
Các nhà khoa học cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi muốn nói rằng số lượng loài chim cánh cụt chúa đang có nguy cơ tuyệt chủng nghiêm trọng theo những dự đoán về hiện tượng nóng lên tòan cầu hiện nay”.
Bài viết về nghiên cứu được đăng tải thứ hai vừa qua trên tờ Proceedings of the National Acedemy of Sciences (Hoa Kì).

Điểm danh những giống chó nguy hiểm nhất thế giới
Một số vụ chó pitbull cắn chết người trong thời gian gần đây đã khiến dư luận vô cùng hoảng sợ. Tuy nhiên, đây không phải giống chó duy nhất nguy hiểm trên thế giới.

Vì sao cá sủ vàng được bán giá đắt đỏ?
Bắt được con cá sủ vàng, ngư dân đó sẽ thu khoản lời lên đến hàng trăm triệu, vì vậy chúng được người đi biển gọi là "cục vàng biết bơi" hay "lộc trời của Việt Nam".

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng
Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Loài vật có khả năng khiến Trái đất rung chuyển khi làm "chuyện ấy"
Theo một nghiên cứu mới đây thì hóa ra mỗi khi đến thời điểm làm "chuyện ấy", chúng thực sự đã khiến toàn bộ Trái đất rung chuyển.

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?
Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.

Điểm danh 12 loài động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên
Với lực cắn khủng khiếp lên tới 2,6 triệu kg/m2, cá sấu châu Phi được xếp đầu danh sách những động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên.
