Biến đổi khí hậu khiến các loài côn trùng "hung hãn" hơn bao giờ hết

Một ngày nào đó, chúng ta sẽ chết đói vì thiếu lương thực. Đây không chỉ là hậu quả từ côn trùng tàn phá, mà sâu xa hơn là do chính bàn tay của con người.

Biến đổi khí hậu thật sự là hiểm họa nghiêm trọng nhất mà nhân loại chúng ta đang phải chịu đựng. Không những vậy, biến đổi khí hậu còn tác động trực tiếp đến các loài côn trùng, sâu bọ, khiến chúng trở nên "khát máu" hung hăng hơn gấp hàng nghìn lần.

Đây chính là kết quả nghiên cứu đến từ 3 trường đại học Mỹ là ĐH Washington, ĐH Vermont và ĐH Colorado. Nhiệt độ Trái đất ngày càng nóng lên khiến các côn trùng cũng gia tăng sự phá hoại lên mùa màng, đe dọa các loại cây lương thực chính như lúa mì, ngô, gạo.

Biến đổi khí hậu khiến các loài côn trùng hung hãn hơn bao giờ hết
Biến đổi khí hậu khiến côn trùng khát máu hơn.

Theo kết quả nghiên cứu thì đến năm 2050, toàn bộ châu Âu sẽ tổn thất gần 16 triệu tấn lúa mì, ngô và gạo mỗi năm. Trong đó, mức thiệt hại nông sản của một số quốc gia châu Âu như Anh, Đan Mạch, Thụy Điển, Ireland… sẽ tăng lên ít nhất 75% so với hiện nay.

Sản lượng ngô ở Mỹ sẽ bị thiệt hại lên tới 40% (khoảng 20 triệu tấn/năm). Cùng trong bi kịch này, mỗi năm, Trung Quốc có thể tổn thất gần 27 triệu tấn gạo do côn trùng tàn phá.

Tình trạng khan hiếm các loại lương thực xảy ra nghiêm trọng, chắc chắn sẽ đe dọa đến an ninh lương thực của toàn cầu, nhất là khu vực nghèo đói như châu Phi, Mỹ Latin...

Câu hỏi đặt ra là: Vì sao các loài côn trùng lại trở nên hung hăng, tàn bạo đến thế?

Các nhà khoa học bỏ ra hàng nghìn giờ liền quan sát quá trình trao đổi chất, tốc độ tăng trưởng khi nhiệt độ thay đổi của hơn 30 loài côn trùng khác nhau. Và họ đã cho chúng ta được câu trả lời thỏa đáng.

Tác giả nghiên cứu, giáo sư Curtis Deutsch từ Washington (Mỹ) cho hay, sự nóng lên của Trái đất đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình trao đổi chất ở các loài côn trùng, sâu bọ. Chúng phát triển nhanh hơn, mau đói và ăn nhiều hơn.

Nghiên cứu còn chỉ ra rằng, nhiệt độ khí hậu ảnh hưởng đến tốc độ sinh sản của côn trùng cả 2 phương diện tích cực lẫn tiêu cực.

Deutsch chia sẻ: "Ở vùng ôn đới với nền nhiệt lạnh, sự nóng lên của Trái đất sẽ tạo điều kiện giúp côn trùng được phát triển tốt. Ngược lại, ở các vùng nhiệt đới, nhiệt độ tăng có thể kìm hãm tốc độ sinh sản của chúng".

Biến đổi khí hậu khiến các loài côn trùng hung hãn hơn bao giờ hết
Khan hiếm các loại lương thực xảy ra nghiêm trọng, chắc chắn sẽ đe dọa đến an ninh lương thực của toàn cầu.

Nhà nghiên cứu về côn trùng Christian Krupke từ Purdue (Mỹ) thẳng thắn chia sẻ: "Đã đến lúc chúng ta phải quan tâm thật sự đến tình trạng biến đổi khí hậu. Cần làm một điều gì đó, còn hơn là chẳng làm gì cả".

Trước tình trạng nguy cấp trên, các nhà khoa học đang cố gắng thực hiện các biện pháp khác nhau để bảo vệ các loài cây trồng trước sự tàn phá của côn trùng, cũng như sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện loài cỏ nguy hiểm trong lúa mì nhập khẩu vào Việt Nam

Phát hiện loài cỏ nguy hiểm trong lúa mì nhập khẩu vào Việt Nam

Cỏ kế đồng lẫn trong 1,6 triệu tấn lúa mì, nếu để lan ra ruộng đồng có thể ăn hết dinh dưỡng, làm giảm 25-75% năng suất của cây trồng.

Đăng ngày: 11/10/2018

"‘Cơn lốc tuyệt chủng" đang tràn qua cánh rừng nhiệt đới ở Brazil

"Cơn lốc tuyệt chủng" là tên gọi để chỉ khu rừng nhiệt đới Atlantic của Brazil, nơi đang bị tàn phá nghiêm trọng bởi các hoạt động của con người.

Đăng ngày: 10/10/2018
Giới khoa học lo ngại trước kế hoạch lập

Giới khoa học lo ngại trước kế hoạch lập "đội quân côn trùng" của Mỹ

Lầu Năm Góc đang lên kế hoạch xây dựng một đội quân côn trùng để bảo vệ mùa màng nhưng dưới góc nhìn của các nhà khoa học, đây hoàn toàn có thể là âm mưu phát triển vũ khí sinh học.

Đăng ngày: 10/10/2018
Phấn hoa hướng dương bảo vệ loài ong

Phấn hoa hướng dương bảo vệ loài ong

Khả năng tiếp cận tốt với hoa và phấn hoa hướng dương có thể giúp những đàn ong dễ bị tổn thương tránh các loại mầm bệnh.

Đăng ngày: 09/10/2018
Vi khuẩn tụ cầu vàng xâm nhập qua thực phẩm nguy hiểm thế nào?

Vi khuẩn tụ cầu vàng xâm nhập qua thực phẩm nguy hiểm thế nào?

Theo Viện Y học ứng dụng Việt Nam, tụ cầu (Staphylococcus) là một chủng vi khuẩn có mặt ở nhiều nơi trong môi trường tự nhiên, phổ biến nhất là tụ cầu vàng.

Đăng ngày: 09/10/2018
Ong bắp cày to kinh dị đoạt mạng chuột trong chưa đầy một phút

Ong bắp cày to kinh dị đoạt mạng chuột trong chưa đầy một phút

Con ong to lớn quyết chiến với chuột, khiến đối phương tử vong chỉ chưa đầy một phút.

Đăng ngày: 09/10/2018
Các nhà khoa học đã khám phá ra lợi ích bất ngờ của nho

Các nhà khoa học đã khám phá ra lợi ích bất ngờ của nho

Một nhóm các nhà khoa học từ Đại học Geneva đã phát hiện ra rằng hợp chất phenol resveratrol chứa trong nho có các đặc tính hữu ích để chống ung thư phổi.

Đăng ngày: 09/10/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News