Biến đổi khí hậu khiến gấu trắng Bắc Cực đi lạc 700km kiếm thức ăn

Các nhà hoạt động bảo vệ môi trường đã đổ lỗi cho biến đổi khí hậu, khi con gấu gầy gò được phát hiện đi lạc khỏi nơi ở ban đầu tận 700km để kiếm thức ăn.

Mới đây, tại một ngôi làng nhỏ xa về phía Đông bán đảo Kamchatka, Nga, người dân đã vô cùng bất ngờ khi thấy bóng dáng một con gấu trắng gầy gò, dáng vẻ kiệt quệ đi tìm thức ăn ở nơi cách xa khu vực sống tận 700km.

Theo truyền thông nước Nga, gấu trắng đã di chuyển cả một quãng đường dài từ khu Chukotka tới làng Tilichiki, Kamchatka - cách Chukotka 700km về phía Nam. Chuyên gia cho biết, nhiều khả năng con thú đã mất phương hướng dẫn đến việc đi lạc xa nhà.

Biến đổi khí hậu khiến gấu trắng Bắc Cực đi lạc 700km kiếm thức ăn
Con gấu trắng Bắc Cực đi xa nhà tới 700km.

"Vì tình trạng biến đổi khí hậu, nền nhiệt độ tại Bắc Cực đang dần tăng lên, khiến khu vực săn bắt của gấu trắng ngày càng thu hẹp lại" - theo ông Vladimir Chuprov, thuộc tổ chức Hòa bình xanh. "Băng đang tan dần, khiến lũ gấu trắng phải tìm những cách khác để kiến ăn, để tồn tại. Và cách dễ nhất được chúng lựa chọn là xâm nhập nơi ở của loài người".

Có lẽ đã quá mệt mỏi, gấu trắng không tỏ chút sự hung hăng nào khi thấy người; nó bước chậm qua ánh mắt ngạc nhiên của dân làng, theo như một đoạn clip ghi lại được. Dân cư tại Tilichiki cũng không có ý định đuổi gấu trắng đi, thay vào đó lại cố làm nó cảm thấy được chào đón bằng cách cho con thú ăn cá sống.

Được biết, chính quyền tại bán đảo Kamchatka đang lên kế hoạch giải cứu con gấu trắng đi lạc trong thời gian sắp tới. Lực lượng chức năng sẽ dùng thuốc an thần đưa con gấu chìm vào giấc ngủ, rồi vận chuyển nó bằng trực thăng trở về "nhà" - khu Chukotka.

Mới đây, việc cả đàn gấu trắng tới 52 con thường xuyên ghé tới ngôi làng hẻo lánh Belushya Guba, Nga, để kiếm ăn cũng đã khiến nhiều người thương cảm, đồng thời bày tỏ sự quan ngại trước vấn đề ô nhiễm môi trường - biến đổi khí hậu như hiện nay.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Ô nhiễm ánh sáng làm hỏng tầm nhìn của các nhà thiên văn học

Ô nhiễm ánh sáng làm hỏng tầm nhìn của các nhà thiên văn học

Theo một nghiên cứu mới đây của Chiến dịch bảo vệ nông thôn nước Anh (CPRE), ô nhiễm sánh sáng khiến chỉ có một phần hai số người ở Anh có thể nhìn...

Đăng ngày: 18/04/2019
Lần đầu tiên Việt Nam xây đường từ rác thải nhựa

Lần đầu tiên Việt Nam xây đường từ rác thải nhựa

Đoạn đường giao thông thử nghiệm dài 1km, tại Hải Phòng. Rác thải nhựa được sử dụng trong dự án chủ yếu là bao bì nhựa dẻo đã qua sử dụng.

Đăng ngày: 18/04/2019
Lần đầu tiên phát hiện các hạt nhựa siêu nhỏ microplastic trong phân người

Lần đầu tiên phát hiện các hạt nhựa siêu nhỏ microplastic trong phân người

Theo báo cáo gần đây của Cơ quan môi trường Áo thì họ đã lần đầu tiên phát hiện các hạt nhựa siêu nhỏ ở trong các mẫu phân của con người.

Đăng ngày: 17/04/2019
Không chỉ người lớn, trẻ em cũng giảm thọ vì ô nhiễm không khí

Không chỉ người lớn, trẻ em cũng giảm thọ vì ô nhiễm không khí

Một công bố mới đây cho biết, ô nhiễm không khí có thể khiến tuổi thọ trung bình của trẻ em rút ngắn tới khoảng 20 tháng, nhất là trẻ sống tại các quốc gia Nam Á như Ấn Độ và Pakistan.

Đăng ngày: 14/04/2019
Hộp cơm làm từ bã mía - Giải pháp an toàn cho dòng sản phẩm dùng một lần

Hộp cơm làm từ bã mía - Giải pháp an toàn cho dòng sản phẩm dùng một lần

Trong "cuộc chiến" bảo vệ môi trường và ngăn chặn bệnh ung thư, hộp đựng thực phẩm làm từ bã mía nổi lên như một đáp án cho bài toán khó: Thay thế các loại hộp xốp dùng một lần!

Đăng ngày: 10/04/2019
Trái đất ấm lên, cây có thể mọc lại ở Nam Cực

Trái đất ấm lên, cây có thể mọc lại ở Nam Cực

Các nhà khoa học cảnh báo tình trạng biến đổi khí hậu do con người gây ra có thể biến Nam Cực thành màu xanh khi các tảng băng tan bớt và cây cối bắt đầu mọc trở lại.

Đăng ngày: 09/04/2019
Mặt sân bóng làm từ 50.000 cốc nhựa tái chế ở Nga

Mặt sân bóng làm từ 50.000 cốc nhựa tái chế ở Nga

Lượng lớn cốc nhựa được thu nhặt tại các điểm thi đấu của World Cup 2018 và đem xử lý thành vật liệu trải sân bóng.

Đăng ngày: 08/04/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News