Biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng: Xuất hiện hồ nước mới hình thành trên dãy Alps

Đợt nóng hoành hành Trung Âu cuối tháng Sáu vừa rồi đã để lại hậu quả: một nhà leo núi đã phát hiện một hồ nước mới hình thành trên dãy Alps. Nắng nóng đã khiến băng tan chảy, tạo ra một hồ nước đáng lo ngại.

Bryan Mestre đã bị sốc khi phát hiện ra một "bể" nước ở độ cao 3,400m trong dãy núi Mont Blanc - cho rằng cảnh tượng bất ngờ này là một dấu hiệu đáng lo.


Hồ hình thành ở dưới chân dãy của Dent du Géant và Aiguilles Marbrées.

"Đã đến lúc phải thức tỉnh", Mestre nói. "Chỉ cần 10 ngày cực nóng đã đủ để làm sập, tan chảy và hình thành một cái hồ ở phía chân dãy của Dent du Géant và Aiguilles Marbrées."

Ông thêm rằng: "Thật đáng cảnh báo...băng ở xung quanh thế giới đang tan chảy ở tốc độ quá nhanh."

Chia sẻ bức ảnh trên Instagram, nhà leo núi người Pháp nói rằng ông đã chụp bức ảnh vào 28 tháng 6 - chỉ 10 ngày sau khi một nhà leo núi khác - Paul Todhunter cũng chụp khu vực đó nhưng lại được bao phủ bởi tuyết.


"Một khung cảnh đáng báo động".

"Không cần nói, cái hồ thực sự là một bất ngờ", Mestre chia sẻ với IFLScience.

"Nó nằm ở khu vực 3,400 - 3,500m. Đáng lẽ ra phải tìm thấy băng và tuyết ở độ cao này, chứ không phải nước. Đa số thời gian khi chúng tôi ở trên này trong một ngày ở độ cao này, nước ở trong chai bắt đầu đóng băng".

"Tôi đến đó rất nhiều vào tháng 6, tháng 7 và tận tháng 8, và chưa bao giờ có nước trên đó cả", ông nói thêm.

Bác sĩ nhãn khoa Ludovic Ravanel trước đó đã phát hiện ra một cái hồ hình thành ở dãy Alps vào 2015 và đã cho rằng đây là một trong những phát sinh của sự nóng lên toàn cầu.

Dữ liệu được công bố bởi vệ tinh cho thấy nhiệt độ trung bình của Châu Âu cao hơn bình thường khoảng 2 độ C, và cao hơn từ 6 - 10 độ C ở Pháp, Đức và phía bắc của Tây Ban Nha trong những ngày cuối của tháng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hòn đảo

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao

Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
Bão

Bão "cyclone", bão "typhoon" và bão "tropical storm" có gì khác biệt?

Khi theo dõi thông tin về các cơn bão lớn trên thế giới, chúng ta thường thấy những cụm từ này. Vậy, chúng có gì khác biệt?

Đăng ngày: 24/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Công thức giữ ấm với 3 lớp áo ngay cả khi trời đổ tuyết

Công thức giữ ấm với 3 lớp áo ngay cả khi trời đổ tuyết

Vào mùa Đông, khi vừa bước chân ra khỏi chiếc giường ấm áp thì điều đầu tiên khiến mọi người bối rối chính là câu hỏi "hôm nay sẽ mặc gì đây?"

Đăng ngày: 20/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News