Biến đổi khí hậu "tấn công" vùng châu thổ sông Volta
Châu thổ sông Volta nằm ở Tây Phi, nơi sinh sống của 24 triệu dân thuộc 6 quốc gia "lục địa Đen" sẽ trở thành khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu khi các nguồn nước đang bị thu hẹp dần tác động tới nhiều dự án thủy điện và hệ thống tưới tiêu.
Theo báo cáo chung của các nhà khoa học thuộc Viện quản lý nước quốc tế, Hội đồng nghiên cứu Công nghiệp và Khoa học Ghana và Viện Nghiên cứu ảnh hưởng của khí hậu Potsdam ở Đức, các nguồn nước tại khu vực châu thổ sông Volta có thể giảm 24% vào năm 2050 và 45% vào năm 2100 khi nhiệt độ trung bình của khu vực này dự kiến tăng thêm 3,6 độ C vào cuối thế kỷ này.
Ảnh: statesman.com
Một trong những nguy cơ lớn nhất là việc các nguồn nước bị thu hẹp sẽ tác động tới các dự án thủy điện, đặc biệt Đập nước khổng lồ Akosomo, tạo ra Hồ Volta, hồ nhân tạo lớn nhất và là hồ chứa lớn thứ tư trên thế giới.
Ngoài những hệ lụy môi trường, nguồn nước cạn kiệt sẽ khiến các dự án thủy điện sẽ chỉ hoạt động được 52% công suất vào năm 2050 và tới năm 2100, con số này chỉ còn khoảng 28%.
Tương tự như vậy, hệ thống thủy lợi sẽ chỉ cung cấp 75% nhu cầu nước tưới tiêu hàng năm vào năm 2050 và sẽ chỉ còn đủ nước để đáp ứng 32% vào năm 2100.
Nhằm tránh những thiệt hại có thể xảy ra, báo cáo kêu gọi 6 nước thuộc khu vực châu thổ sông Volta, gồm Ghana, Burkina Faso, Benin, Cote d'Ivoire, Mali và Togo, tăng cường các nguồn nhiên liệu tái tạo, trong đó có năng lượng gió và Mặt Trời.
Ngoài các giải pháp dự trữ nước, các nhà khoa học đề xuất giải pháp xây dựng các tầng ngậm nước ở nông thôn để dẫn nước từ các sông hoặc hồ chứa vào. Đây là một trong những kỹ thuật lấy nước đang được sử dụng ngày càng nhiều tại các khu vực hạn hán.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới
Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.
