Biến đổi khí hậu và sự sinh sôi của "vi khuẩn ăn thịt người"

Bây giờ là khoảng thời gian nắng nóng trong năm và hầu hết mọi người đều đổ xô đi biển. Và đây cũng là thời điểm các bác sĩ ghi nhận sự gia tăng của một loại vi khuẩn ăn thịt người gọi là Vibrio.

Theo Live Science, vi khuẩn Vibrio phát triển mạnh trong vùng nước biển ấm áp, ven biển và thường gây nhiễm các loài hải sản có vỏ được tiêu thụ rộng rãi như hàu. Các nhà khoa học cảnh báo rằng biến đổi khí hậu làm tăng nhiệt độ bề mặt biển và gia tăng mực nước biển khiến nhiễm trùng Vibrio trở nên phổ biến hơn. Khi nước ấm và dâng cao hơn đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây chết người này phát triển mạnh mẽ.

Biến đổi khí hậu và sự sinh sôi của vi khuẩn ăn thịt người
Vi khuẩn Vibrio phát triển mạnh trong vùng nước biển ấm áp, ven biển.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), có hơn 70 loại Vibrio, trong đó có 12 loại được công nhận là gây bệnh cho người. Nhưng chỉ có 2 trong số 12 loại đó là tác nhân chủ yếu gây nhiễm khuẩn cho những người tắm biển và ăn hải sản có vỏ đó là: Vibrio Vulnificus và Vibrio Parahaemolyticus.

Kimberly Reece, nhà vi sinh vật biển tại Viện Khoa học Hàng hải Virginia cho biết: "Vi khuẩn Vibrio Vulnificus là nguyên nhân gây ra tử vong cao nhất và thường liên quan đến nhiễm trùng vết thương". Vibrop Vulnificus thường được gọi là vi khuẩn ăn thịt bởi vì khi nó lây nhiễm vào vết thương, da và các mô xung quanh sẽ bị hoại tử một cách khủng khiếp (còn gọi là "bệnh vi khuẩn ăn thịt người").

Mặt khác, vi khuẩn Vibrio Parahaemolyticus là loại thường được tìm thấy trong hải sản có vỏ, và mặc dù nó gây ra nhiều trường hợp nhiễm khuẩn vibrio nhưng nó không nguy hiểm chết người như Vibrio Vulnificu. Thông thường, những người bị nhiễm vi khuẩn vibrio từ hải sản có vỏ có thể bị các triệu chứng như khó chịu ở đường tiêu hóa (tiêu chảy và nôn mửa), nhưng nếu họ khỏe mạnh thì thường phục hồi trong vòng vài ngày.

Tuy nhiên, nhiễm khuẩn là tình trạng nguy hiểm đối với những người có hệ miễn dịch yếu hoặc có tiền sử bệnh tật. Những người có hệ miễn dịch suy yếu có thể bị bệnh nặng và tử vong do cả hai loại nhiễm khuẩn vibrio. Theo CDC, vi khuẩn Vibrio giết chết khoảng 1 trong 4 người bị lây nhiễm chỉ trong vòng một hoặc hai ngày.

Sinh sôi trong môi trường nhiệt độ nóng

CDC cho biết 80% nhiễm khuẩn Vibrio xảy ra giữa tháng 5 và tháng 10, khi nhiệt độ nước biển ấm nhất. Khi nhiệt độ nước ven biển tăng lên toàn cầu thì các trường nhiễm khuẩn Vibrio cũng tăng lên.

Craig Baker-Austin, nhà vi sinh vật biển tại Trung tâm Khoa học Thủy sản và Nuôi trồng Thủy sản ở Anh cho biết: "Chúng ta thấy nhiều bệnh nhiễm khuẩn hơn vào đầu mùa và trong mùa".

Biến đổi khí hậu và sự sinh sôi của vi khuẩn ăn thịt người
Vi khuẩn Vibrio dưới ống kính hiển vi.

Vibrio là một trong những tác nhân gây bệnh khiến tỷ lệ mắc bệnh gia tăng ở Mỹ. Theo một nghiên cứu gần đây trên tạp chí Estuaries and Coasts, từ năm 1996 đến năm 2005, tỷ lệ nhiễm khuẩn Vibrio ở Đông Nam nước Mỹ tăng hơn 80%. Nghiên cứu tương tự đã mô tả mối quan hệ rõ ràng giữa mức độ vi khuẩn Vibrio tăng lên ở bờ biển phía đông nam của Mỹ với sự gia tăng độ mặn và nhiệt độ của nước biển. Nhưng các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng mực nước biển dâng có thể gây ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ nhiễm khuẩn tăng lên. Đó là vì vi khuẩn Vibrio phát triển mạnh trong vùng nước lợ, hoặc nước chỉ hơi mặn, chẳng hạn như đầm lầy, cửa sông và các vùng ven biển khác. Khi mực nước biển dâng lên, nước biển của đại dương sẽ thâm nhập sâu hơn vào các con sông và suối nước ngọt, tạo ra môi trường sống thuận lợi cho vi khuẩn Vibrio.

Baker-Austin giải thích thêm, biến đổi khí hậu sẽ khắc nghiệt hơn và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của vi khuẩn Vibrio. Ví dụ, ông cho biết sau cơn bão Katrina tại Mỹ năm 2005, có rất nhiều nước biển và nước ngọt trộn lẫn với nhau và mọi người phải lội qua nó. Do đó, đã có một sự gia tăng đáng kể các trường hợp nhiểm khuẩn Vibrio trong khu vực.

Nhiệt độ biển cũng ấm hơn ở những nơi có vĩ độ cao hơn, có nghĩa là phạm vi địa lý của Vibrio có khả năng mở rộng. Reece nói: "Tôi nghĩ điều quan trọng nhất là chúng ta nhận ra rằng khi thời tiết nóng lên, nhiễm khuẩn Vibrio sẽ xảy ra ở những khu vực mà trước đây ta chưa biết".

Nâng cao hiểu biết rất quan trọng

Austin-Baker cho biết mặc dù tỷ lệ nhiễm khuẩn Vibrio ngày càng tăng, nó vẫn là một căn bệnh rất hiếm gặp. Vào năm 2017, CDC ước tính, ở Mỹ, khoảng 80.000 người bị nhiễm vi khuẩn Vibrio mỗi năm và khoảng 100 người chết do nhiễm khuẩn. Để tham khảo, số người bị nhiễm vi-rút cúm còn cao gấp 400 lần so với bị nhiễm khuẩn Vibrio. Tuy nhiên, cả hai nhà vi sinh học đều khẳng định điều quan trọng là phải cảnh giác về những rủi ro khi bị nhiễm khuẩn.

"Nước biển đầy ắp vi khuẩn, virus và tất cả mọi thứ", Austin-Baker nói. Các vết thương hở, vết cắt hoặc vết trầy đều là "cổng vào" cho vi khuẩn, do đó những người bị thương cần giảm thiểu sự tiếp xúc với nước biển, đồng thời tìm đến sự giúp đỡ tại các cơ sở y khoa càng sớm càng tốt.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Ít nhất 91 người chết sau động đất ở Indonesia

Ít nhất 91 người chết sau động đất ở Indonesia

Phần lớn nạn nhân thiệt mạng ở vùng núi phía bắc đảo Lombok, số người chết dự kiến tăng lên hàng trăm.

Đăng ngày: 06/08/2018
Hiểm họa đại dương

Hiểm họa đại dương "ngạt thở" vì rác nhựa từ châu Á

Gần đây, cái chết của cá voi hoa tiêu vây ngắn tại Thái Lan đã gây bức xúc cho nhiều người. Con cá nuốt 85 túi nhựa vì tưởng nhầm là thức ăn.

Đăng ngày: 06/08/2018
Nhựa đường chảy, cảnh khuyển được phát giày vì châu Âu quá nóng

Nhựa đường chảy, cảnh khuyển được phát giày vì châu Âu quá nóng

Châu Âu nóng đến chết người hôm 4/8 với nhiệt độ tại một số nước lên đến ngưỡng gần kỷ lục, như 46oC ở Bồ Đào Nha, trong khi 3 người thiệt mạng tại Tây Ban Nha vì không chịu nổi cái nóng.

Đăng ngày: 06/08/2018
Quốc gia Mỹ Latinh đầu tiên cấm sử dụng túi nylon

Quốc gia Mỹ Latinh đầu tiên cấm sử dụng túi nylon

Tất cả các cơ sở kinh doanh thương mại tại Chile sẽ có thời hạn từ 6 đến 24 tháng để loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng túi nylon.

Đăng ngày: 05/08/2018
Khí hậu Châu Âu sẽ ngày càng giống Việt Nam nếu lượng CO2 tiếp tục tăng

Khí hậu Châu Âu sẽ ngày càng giống Việt Nam nếu lượng CO2 tiếp tục tăng

Theo đà phát thải CO2 hiện nay, người dân Châu Âu có thể sẽ sớm phải học cách sống chung với khí hậu nhiệt đới quanh năm nóng ẩm như đã từng xảy ra cách đây 50 triệu năm trước.

Đăng ngày: 04/08/2018
Rác thải nhựa phân hủy sản sinh ra khí gây hiệu ứng nhà kính

Rác thải nhựa phân hủy sản sinh ra khí gây hiệu ứng nhà kính

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí PLOS ONE ngày 1/8 này làm dấy lên lo ngại ảnh hưởng của hiện tượng này đối với biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 03/08/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News