Biển Đông sẽ hứng chịu hàng loạt cơn bão nhiệt đới lớn

Hiện tượng lớp nước trên bề mặt ở khu vực Tây Thái Bình Dương nóng lên đã đặt các nước Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc trước nguy cơ hứng chịu hàng loạt cơn bão nhiệt đới lớn.

Đó là kết quả nghiên cứu công bố trên tạp chí môi trường Environmental Research Letters của Anh ngày 16/1.

Các nhà khoa học thuộc Đại học quốc gia Seoul (Hàn Quốc) đã nghiên cứu dữ liệu cơ bản về các cơn bão nhiệt đới xảy ra tại khu vực Tây-Bắc Thái Bình Dương từ năm 1977 đến 2010.

Kết quả cho thấy trong thời gian này, nhiệt độ bề mặt biển ở khu vực Tây Thái Bình Dương cao hơn nhiều so với khu vực trung tâm và Đông Thái Bình Dương.

Sự chênh lệch nhiệt độ này xuất hiện đồng thời với những biến đổi của một hệ thống gió mạnh trên Thái Bình Dương, hay còn gọi là chu trình tuần hoàn Walker.


Cảnh ngập lụt tại Đài Loan sau khi bão Kong-Rey tràn qua. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Điều này làm cho các trận bão nhiệt đới hình thành trên Thái Bình Dương có xu hướng đi dọc theo bờ biển của các quốc gia Đông Á, từ Biển Đông ngược lên trước khi đổ bộ vào Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc với sức gió mạnh nhất.

Sự thay đổi này cũng đồng nghĩa với sự hình thành nhiều cơn bão hơn ở khu vực phía Bắc Biển Đông.

Các cơn bão đổ bộ vào miền Nam Trung Quốc, Việt Nam hay Đài Loan (Trung Quốc) hình thành rất gần bờ và thường đạt tốc độ mạnh nhất khi đổ bộ vào đất liền.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng khẳng định cần phải tiếp tục nghiên cứu nhằm xác định nguyên nhân của hiện tượng chênh lệch nhiệt độ nói trên là do hiện tượng nóng lên của Trái Đất hay là hiện tượng biến đổi theo chu trình của tự nhiên vẫn diễn ra trong những thập kỷ qua.

Giáo sư Chang-Hoi Ho, trưởng nhóm nghiên cứu, khẳng định nếu những biến đổi môi trường trên diện rộng diễn ra trong những năm qua hay hiện tượng Trái Đất nóng lên được chứng mình là nguyên nhân của hiện tượng trên, thì trong những năm tới, khu vực Đông Á sẽ phải chịu tác động của các cơn bão nhiệt đới với tần suất nhiều hơn bao giờ hết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 27/04/2025
Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.

Đăng ngày: 27/04/2025
Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Đăng ngày: 26/04/2025
Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Đăng ngày: 21/04/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News