Biến gián thành tế bào nhiên liệu
Đội ngũ chuyên gia của Đại học Case Western Reserve (Mỹ) đã khai thác được hệ thống trao đổi chất ở gián để chuyển hóa thành dòng điện.
Điểm thú vị trong cuộc nghiên cứu do các chuyên gia Michelle Rasmussen và Daniel Scherson dẫn đầu là họ tận dụng quá trình trao đổi chất ở gián để sản sinh ra dòng điện, theo website Columbus Dispatch.
Khi gián ăn, nó sản sinh ra một loại đường gọi là trehalose. Sau đó, haemolymph, một nhóm enzyme có trong máu của gián, sẽ đảm nhiệm việc hòa tan đường trehalose.
Biến gián thành tế bào nhiên liệu
Cần phải mất vài công đoạn nữa mới hoàn tất việc chuyển đường thành thực phẩm, và đến bước cuối cùng, electron sẽ được sản sinh. Khi gắn dây điện vào gián, các chuyên gia có thể khai thác electron để chuyển hóa thành dòng điện.
Dù công suất không cao, nhưng nghiên cứu của Đại học Case Western Reserve đóng vai trò là chứng minh khái niệm cho thấy có thể dùng cơ thể gián cung cấp năng lượng cho các thiết bị nhỏ, như cảm biến và microphone ở những nơi các nguồn năng lượng khác không thể tiếp cận.
Trong trường hợp có ai đó lo ngại hành động câu dây lên cơ thể gián có thể làm chúng khó chịu, đây không phải là một vấn đề vì gián không có mạch máu. Chúng có hệ tuần hoàn mở.
Trehalose hiện diện trong hệ thống tuần hoàn của nhiều côn trùng, và một số loài có hàm lượng đường cao hơn cả gián.
Trước đó, một nhóm nghiên cứu của Đại học Michigan đã sử dụng vật liệu áp điện nhằm khai thác chuyển động đập cánh khi bay ở bọ cánh cứng.

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới
Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Phân biệt đào bích và đào phai
Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới
Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người
Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".
