Biển kín lớn thứ 4 thế giới biến mất hoàn toàn, trơ đáy khô cằn

Thị trấn Muyank ở Uzbekistan từng là một cảng biển tấp nập chuyên phục vụ nhu cầu đánh bắt cá, nhưng biến đổi khí hậu và những tác động của con người đã khiến khu vực đối mặt với thảm họa sinh thái học.

Phóng viên New York, Times có mặt ở Muyank, Uzbekistan trong một ngày có một ngày gió bão đổ bộ. Điều này khiến nhà sinh thái học địa phương Gileyboi Zhyemuratov lại càng thêm buồn.

Biển kín lớn thứ 4 thế giới biến mất hoàn toàn, trơ đáy khô cằn
Biển Aral nay đã biến mất hoàn toàn.

Vùng đất này từng là thị trấn cảng tấp nập cạnh biển Aral, nhưng biển đã cạn sạch hoàn toàn để lại cho cư dân những thảm họa về mặt sinh thái.

"Cứ mở cửa ra là thấy mọi thứ trắng như được bao phủ trong tuyết", người đàn ông 57 tuổi nói. Ông Zhyemuratov là hậu duệ của thế hệ ngư dân ở Muyank, những người quyết ở lại thị trấn dù không còn cá.

Trong suốt 3 ngày, cơn bão quần thảo và cô lập hoàn toàn thị trấn Muynak với thế giới bên ngoài. Ít người biết rằng đây là khu vực từng có vùng biển kín lớn thứ 4 thế giới. Gọi là biển kín vì chúng nằm tách biệt với biển và các đại dương, nhưng có độ mặn tương đương đại dương.

Biển kín lớn thứ 4 thế giới biến mất hoàn toàn, trơ đáy khô cằn
Du khách tắm ở hồ nước tại nơi từng là đáy biển Aral.

Hiện tượng thời tiết cực đoan khiến cuộc sống của người dân rất khó khăn vì mùa màng thất bát.

Vladimir Zuev, một cựu phi công Nga, hiện là hướng dẫn viên du lịch trong khu vực, tỏ ra đã quen với điều kiện sống ở Muyank.

"Không thể nhìn thấy gì", Zuev nói. "Muối khô bị cuốn theo những ngọn gió, chúng dính chặt vào da và rất khó để lau sạch. Kể cả rửa bằng nước cũng không ăn thua", ông mô tả.

Điều đáng ngạc nhiên là khu vực đang dần lụi tàn như Muyank lại đặc biệt thu hút khách du lịch trong những năm qua. “Mọi người muốn đến xem thảm họa sinh thái học”, Vadim Sokolov, người đứng đầu Quỹ Quốc tế về Bảo tồn Biển Aral ở Uzbekistan cho biết.

Mảnh đất khô cằn, chỉ còn đất và đá này từng là nơi những con sóng xô nhau trùng trùng lớp lớp. Nay những chiếc thuyền gỉ sét bị bỏ mặc dưới nắng trở thành địa điểm chụp hình của khách du lịch

Biển kín lớn thứ 4 thế giới biến mất hoàn toàn, trơ đáy khô cằn
Du khách đổ dồn đến khu vực để chứng kiến tận mắt những tác động của biến đổi môi trường.

Ali và Poline Belhout, cặp đôi đến từ thủ đô Paris, Pháp, quyết định dừng chân vài ngày ở Muynak trong hành trình du lịch vòng quanh thế giới. “Thật buồn khi biết rằng nơi này từng là biển, giờ chỉ còn là nghĩa địa của tàu thuyền”, Belhout nói.

Biển Aral thực tế đã dần biến mất từ cách đây 25 năm trước. 5 nước thuộc khu vực Trung Á khi đó đã không thể thống nhất được giải pháp, bao gồm nguồn phân phối nước.

Nguyên nhân khiến biển Aral cạn nước được cho quyết định của lãnh đạo Liên Xô Nikita S. Khrushchev cách đây hơn 60 năm. Đó là khi Khrushchev quyết định công nghiệp hóa nền nông nghiệp ở vùng Trung Á, dù vùng đất này thường xuyên đối mặt với thời tiết khô cằn.

Hai dòng sông Amu Darya và Syr Darya, vốn cấp nước cho biển Aral, bị khai thác triệt để nhằm tưới tiêu cho những cánh đồng lúa mì và bông vải. Cách thức canh tác lạc hậu thời kỳ đó làm thất thoát đến 80% lượng nước phục vụ tưới tiêu.

Biển kín lớn thứ 4 thế giới biến mất hoàn toàn, trơ đáy khô cằn
Người dân làng Akespe, Kazakhstan, dọn cát bị gió cuốn bao trùm khu vực mỗi ngày.

Biến đổi khí hậu cũng góp phần khiến lượng nước trong biển bốc hơi nhanh hơn. Những dòng sông băng ở vùng núi Turkmenistan và Kyrgyzstan thường chảy vào sông Amu Darya và Syr Darya cũng cạn kiệt.

"Mục tiêu chính hiện tại là giảm thiểu tác động của thảm họa cạn Biển Aral", Boriy B. Alikhanov, lãnh đạo đảng Hành động vì Sinh thái học của Uzbekistan, nói. "Trong suốt chiều dài lịch sử hiện đại của nhân loại, hiện tượng cả một vùng biển biến mất chưa bao giờ xảy ra chỉ trong một thế hệ", ông nói.

Trong khi đó, Helena Fraser, người đứng đầu Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc ở Uzbekistan nói: “Đây không chỉ là thảm kịch, mà còn thể hiện mối nguy hiểm diễn ra ngay trước mắt chúng ta”.

Thật đáng buồn khi biết rằng Muyank từng là cảng biển nhộn nhịp với 25.000 người sinh sống. Ước tính 20% lượng cá tiêu thụ ở Liên Xô khi đó đến từ 30 loài cá trên biển Aral.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Bão số 4 giật cấp 10, hướng về Quảng Ninh - Nam Định

Bão số 4 giật cấp 10, hướng về Quảng Ninh - Nam Định

Hồi 07 giờ ngày 14/8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,8 độ Vĩ Bắc; 113,7 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Nam tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc).

Đăng ngày: 14/08/2018
Châu Á đối mặt nhiệt độ

Châu Á đối mặt nhiệt độ "sát thủ"

Tổ chức Y tế thế giới ước tính số người chết liên quan đến nhiệt độ cao ở các nước thu nhập cao tại châu Á - Thái Bình Dương có thể tăng thêm 1.488 người vào những năm 2030.

Đăng ngày: 14/08/2018
Áp thấp nhiệt đới trên biển Đông mạnh lên thành bão - cơn bão Bebinca

Áp thấp nhiệt đới trên biển Đông mạnh lên thành bão - cơn bão Bebinca

Hồi 10 giờ, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,6 độ Vĩ Bắc; 112,9 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Nam tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc).

Đăng ngày: 13/08/2018
Áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, Bắc Bộ mưa lớn

Áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, Bắc Bộ mưa lớn

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia cho biết áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão, tăng tốc và đổi hướng về khu vực vịnh Bắc Bộ.

Đăng ngày: 13/08/2018
Indonesia: Đảo Lombok nhô cao thêm 25cm sau động đất liên tiếp

Indonesia: Đảo Lombok nhô cao thêm 25cm sau động đất liên tiếp

Các nhà khoa học Mỹ ngày 10/8 cho biết những trận động đất mạnh liên tiếp gần đây tại Lombok thuộc tỉnh Tây Nusa Tenggara của Indonesia đã khiến hòn đảo du lịch này nhô cao thêm tới 25cm.

Đăng ngày: 13/08/2018
New Zealand cấm sử dụng túi nylon dùng một lần

New Zealand cấm sử dụng túi nylon dùng một lần

Túi nylon dùng một lần là một trong những vật dụng phổ biến nhất được tìm thấy trong những bãi rác ven biển ở New Zealand.

Đăng ngày: 11/08/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News